Đồng hồ tận thế đứng im trong năm 2024

Mỹ - Tổ chức BAS thông báo mối đe dọa từ chiến sự Nga - Ukraine, biến đổi khí hậu và công nghệ mới là lý do khiến Đồng hồ Tận thế tiếp tục ở mốc 90 giây trước nửa đêm.


Đồng hồ Tận thế, công cụ biểu tượng với các kim phản ánh mức độ tiến gần tới thảm họa diệt vong, giữ nguyên ở mốc 90 giây trước nửa đêm. Chiếc đồng hồ nhích tới mốc này lần đầu tiên năm ngoái, sau khi giữ nguyên ở 100 giây trước nửa đêm trong 3 năm liên tiếp. Các kim chỉ của đồng hồ vẫn nằm ở vị trí cũ từ năm 2023 do nguy cơ sinh tồn trước biến đổi khí hậu và chiến sự Nga - Ukraine, theo đại diện của tổ chức Bản tin các nhà khoa học nguyên tử (BAS) thông báo hôm 23/1. BAS là tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các nhà khoa học và chuyên gia chính sách quyết định mốc thời gian của Đồng hồ Tận thế.


Đại diện BAS cũng nhắc tới những công nghệ bao gồm nghiên cứu sinh học tiên tiến và thông tin gây hiểu nhầm là nguy cơ góp phần thúc đẩy con người tới bờ vực tự hủy diệt. "BAS cân nhắc sự phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm một loạt sự kiện hoặc yếu tố liên quan tới khả năng chiến tranh hạt nhân, biến đổi khí hậu, dịch bệnh hoặc vũ khí sinh học, và công nghệ mới xuất hiện có thể ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định", Herbert Lin, học giả ở Trung tâm hợp tác và an ninh quốc tế tại Đại học Stanford, chia sẻ.


Trong số những công nghệ mới có thể phá hủy thế giới, đáng chú ý nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), theo Lin. Công nghệ AI phát triển nhanh chóng năm ngoái, nhưng 2024 có thể là năm nó thay đổi đời sống con người.


BAS tạo ra Đồng hồ Tận thế năm 1947 để cảnh báo mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân, ban đầu được cài ở mốc 7 phút trước nửa đêm. Chiếc đồng hồ nhích nhanh tới 3 phút trước nửa đêm sau đó hai năm, sau vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với Mỹ. Nó tiến thêm một phút nữa tới nửa đêm năm 1953, sau khi quả bom hydro đầu tiên được kích nổ nhưng quay trở lại mốc 7 phút vào năm 1960. Kim đồng hồ thậm chí dịch chuyển ra xa nửa đêm tới 17 phút năm 1991 sau sự sụp đổ của Liên Xô và ký kết Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược, quy định về việc giảm số lượng vũ khí hạt nhân tầm xa ở Mỹ và Liên Xô.


Chiếc đồng hồ quay trở lại cảnh báo hai phút vào năm 2018 lần đầu tiên từ năm 1960 do thế giới trên đà bước vào cuộc chạy đua vũ trang mới, theo chủ tịch kiêm giám đốc điều hành BAS CEO Rachel Bronson. Trong 6 năm qua, đồng hồ dần dần nhích gần tới nửa đêm hơn. Quyết định đặt đồng hồ ở 90 giây trước nửa đêm vào năm ngoái chủ yếu dựa trên hành động ít ỏi của con người đối với biến đổi khí hậu và lo sợ về chiến tranh ở Ukraine. Năm nay, các chuyên gia bao gồm thêm những thành tựu nhanh chóng gần đây trong lĩnh vực AI.


Thành viên hội đồng của BAS hy vọng thông báo mới sẽ thúc đẩy chính phủ các nước hành động. "Có một số thành tựu như đầu tư kỷ lục vào năng lượng tái tạo và khung chính sách quốc gia và quốc tế xoay quanh công nghệ như AI và nghiên cứu sinh học. Nhưng chưa có nỗ lực nào tiến triển đủ nhanh", Bronson nói.


An Khang (Theo Live Science)









Dong ho tan the dung im trong nam 2024


My - To chuc BAS thong bao moi de doa tu chien su Nga - Ukraine, bien doi khi hau va cong nghe moi la ly do khien Dong ho Tan the tiep tuc o moc 90 giay truoc nua dem.

Đồng hồ tận thế đứng im trong năm 2024

Mỹ - Tổ chức BAS thông báo mối đe dọa từ chiến sự Nga - Ukraine, biến đổi khí hậu và công nghệ mới là lý do khiến Đồng hồ Tận thế tiếp tục ở mốc 90 giây trước nửa đêm.
Đồng hồ tận thế đứng im trong năm 2024
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: