Tàu đổ bộ Nhật Bản tới bề mặt Mặt Trăng

Tàu vũ trụ không người lái Smart Lander for Investigating Moon (SLIM) của Nhật Bản đã ở trên bề mặt Mặt Trăng vào 21h20 ngày 19/1 theo giờ Hà Nội nhưng JAXA chưa xác nhận nhiệm vụ thành công hay không.


Theo Cơ quan Khám phá Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tàu thám hiểm tự động Moon Sniper của Nhật Bản đã tới bề mặt Mặt Trăng nhưng chưa rõ tình trạng con tàu. JAXA cho biết họ vẫn đang kiểm tra tình trạng tàu đổ bộ và sẽ cập nhật thông tin sau.


Nếu thành công, nhiệm vụ sẽ biến Nhật Bản thành nước thứ 3 hạ cánh tàu vũ trụ trên bề mặt Mặt Trăng trong thế kỷ này và nước thứ 5 làm được điều đó trong lịch sử. Tàu thám hiểm cỡ nhỏ SLIM phóng vào tháng 9 năm ngoái có biệt danh "Moon Sniper" do sử dụng công nghệ hạ cánh chính xác mới, theo CNN.


Các nhiệm vụ Mặt Trăng trước đây có thể nhắm tới và tiếp cận những khu vực cụ thể trải rộng nhiều kilomet, nhưng tàu đổ bộ SLIM hướng đến bãi hạ cánh chỉ rộng 100 m. "Mắt thông minh" trên tàu, công nghệ định vị dựa trên đối chiếu ảnh chụp, sẽ nhanh chóng chụp ảnh bề mặt Mặt Trăng trong quá trình tiếp cận và tự động điều chỉnh khi tàu vũ trụ hạ xuống thấp dần để tiếp đất chính xác hơn.


SLIM là tàu vũ trụ nhỏ, cao 2,4 m, dài 2,7 m và rộng 1,7 m. Khi cất cánh, tàu có trọng lượng 700 kg, nhưng nhiên liệu chiếm khoảng 70% cân nặng. SLIM mang theo hai tàu thăm dò mini, giải phóng trên bề mặt Mặt Trăng sau khi hạ cánh. Bộ đôi tàu mini sẽ giúp đội điều khiển nhiệm vụ theo dõi tình trạng của trạm đổ bộ lớn hơn, chụp ảnh khu vực hạ cánh và cung cấp hệ thống liên lạc trực tiếp với Trái Đất.


Tàu SLIM nhắm tới bãi hạ cánh gần miệng hố Shioli nhỏ bên trong đồng bằng có tên Sea of Nectar, tạo bởi hoạt động núi lửa cổ đại và nằm ở phía nam Sea of Tranquility, nơi tàu Apollo đáp xuống năm 1969. Nếu tàu đổ bộ hạ cánh thành công, nó sẽ nhanh chóng nghiên cứu đất đá tại địa điểm, giúp tìm hiểu nguồn gốc của Mặt Trăng.


Khi thiên thạch và các vật thể khác đâm vào Mặt Trăng, chúng tạo ra các miệng hố cũng như mảnh đá rải rác trên bề mặt. Những khối đá này thu hút giới khoa học bởi nghiên cứu chúng là một cách hiệu quả để xem xét cấu tạo bên trong Mặt Trăng. Khoáng chất và thành phần khác của khối đá có thể cung cấp thêm thông tin về cách Mặt Trăng hình thành. Hạ cánh gần khu vực dốc nhiều đá rải rác quanh miệng hố là quá trình nguy hiểm mà phần lớn nhiệm vụ thường tránh, nhưng JAXA tin rằng tàu đổ bộ sở hữu công nghệ để tiếp đất an toàn trên địa hình như vậy.


Nhiều cơ quan vũ trụ và quốc gia tiến hành nhiệm vụ hạ cánh trên Mặt Trăng trong năm qua, gặt hái thành công cũng như thất bại. Ấn Độ trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc hạ cánh có kiểm soát trên Mặt Trăng khi tàu Chandrayaan-3 đến gần cực nam hồi tháng 8/2023.


Trong khi đó, tàu đổ bộ Mặt Trăng Hakuto-R của công ty Nhật Bản Ispace đâm xuống Mặt Trăng trong nỗ lực hạ cánh vào tháng 4 năm ngoái ở khoảng cách 4,8 km. Tàu Lunar-25 của Nga cũng hạ cánh thất bại vào tháng 8 cùng năm trong nỗ lực quay trở lại Mặt Trăng lần đầu tiên từ thời Liên Xô. Gần đây, tàu vũ trụ Peregrine của công ty Astrobotic Technology, tàu đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên của Mỹ phóng trong 5 thập kỷ, gặp sự cố rò rỉ nhiên liệu nghiêm trọng khiến tàu không thể hạ cánh an toàn.


Một phần động lực phía sau cuộc đua tới Mặt Trăng là mục tiêu tiếp cận nguồn nước tích tụ dưới dạng băng ở vùng khuất bóng ở cực nam Mặt Trăng. Nguồn nước này có thể dùng làm nước uống hoặc nhiên liệu khi con người đẩy mạnh khám phá vũ trụ trong tương lai.


An Khang (Theo CNN)









Tau do bo Nhat Ban toi be mat Mat Trang


Tau vu tru khong nguoi lai Smart Lander for Investigating Moon (SLIM) cua Nhat Ban da o tren be mat Mat Trang vao 21h20 ngay 19/1 theo gio Ha Noi nhung JAXA chua xac nhan nhiem vu thanh cong hay khong.

Tàu đổ bộ Nhật Bản tới bề mặt Mặt Trăng

Tàu vũ trụ không người lái Smart Lander for Investigating Moon (SLIM) của Nhật Bản đã ở trên bề mặt Mặt Trăng vào 21h20 ngày 19/1 theo giờ Hà Nội nhưng JAXA chưa xác nhận nhiệm vụ thành công hay không.
Tàu đổ bộ Nhật Bản tới bề mặt Mặt Trăng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: