Cụ ông bị hổ cắn chết khi vào rừng kiếm củi

Một cụ ông người Ấn Độ đã bị hổ vồ chết khi đi vào rừng để kiếm củi. Cách đó không lâu, một phụ nữ khác cũng đã bị thiệt mạng vì hổ tấn công khi bà đang làm việc trên đồng.


Sự việc xảy ra khi cụ ông Shyamrao Thidsurwar, 63 tuổi, đi vào rừng rậm ở khu vực ngoại ô thành phố Ballarpur (bang Maharashtra, Ấn Độ) để tìm củi, thì bị mất tích.


Người thân của ông Thidsurwar đã thông báo chính quyền địa phương về việc ông không trở về nhà. Cơ quan chức năng và lực lượng kiểm lâm đã lập một đội tìm kiếm ở khu vực tình nghi ông Thidsurwar bị mất tích.


Sau hơn một ngày tìm kiếm, đội cứu hộ đã phát hiện thi thể ông Thidsurwar nằm sâu trong rừng, cách bìa rừng 4km. Cơ thể của ông Thidsurwar có nhiều vết thương, mà theo các chuyên gia động vật hoang dã đây là những vết thương do hổ gây ra.


Số lượng hổ ngoài tự nhiên tại Ấn Độ ngày càng tăng, kéo theo số vụ hổ tấn công người tại quốc gia này cũng tăng theo (Ảnh minh họa: Pinterest).

"Thi thể của ông ấy có nhiều vết thương nghiêm trọng, xung quanh hiện trường có nhiều dấu chân hổ, cho thấy ông ấy đã bị hổ cắn chết khi vào rừng. Tuy nhiên, con hổ đã không ăn thịt ông ấy", một nhân viên kiểm lâm thuộc đội cứu hộ chia sẻ.


Hiện thi thể của ông Thidsurwar đã được bàn giao cho gia đình để lo hậu sự. Người thân của ông sẽ nhận được số tiền hỗ trợ trị giá 25.000 rupee (tương đương 7,3 triệu đồng) từ chính quyền địa phương.


Cơ quan chức năng và lực lượng kiểm lâm đã lắp đặt bẫy ảnh xung quanh khu vực ông Thidsurwar bị tấn công để theo dõi dấu vết của con hổ đã gây ra cái chết cho ông. Chính quyền địa phương cũng khuyến cáo người dân không nên vào rừng để kiếm củi, đề phòng trường hợp bị các loài động vật hoang dã như hổ hay báo hoa mai tấn công.


Một phụ nữ bị hổ cắn chết khi đang làm việc trên đồng


Một trường hợp hổ cắn chết người khác cũng mới được ghi nhận tại Ấn Độ.


Theo đó, sự việc xảy ra vào chủ nhật tuần trước tại một ngôi làng nằm gần rừng ở thị trấn Aheri (bang Maharashtra, Ấn Độ). Người phụ nữ có tên Sushma Devdas Mandal, 50 tuổi, khi đang làm việc trên cánh đồng bông thì bất ngờ bị một con hổ lao ra từ phía bìa rừng tấn công và cắn chết.


Vụ việc khiến dân làng hoang mang và lo lắng. Nhiều người đã không dám ra đồng làm việc vì sợ sẽ trở thành mục tiêu tấn công tiếp theo của hổ.


Hiện chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm đã lắp đặt bẫy ảnh và nhiều bẫy lồng xung quanh ngôi làng để theo dõi dấu vết và tìm cách bắt giữ con hổ gây ra cái chết của người phụ nữ xấu số.


Số lượng các vụ động vật hoang dã tấn công và giết chết người đang ngày càng trở nên phổ biến tại Ấn Độ. Ở khu vực miền bắc, người dân chủ yếu bị báo hoa mai và voi tấn công, trong khi số vụ hổ tấn công người chủ yếu xảy ra ở khu vực miền nam Ấn Độ.


Theo số liệu thống kê mới được công bố của chính phủ Ấn Độ, trong thời gian 5 năm từ 2018 đến 2022, trên toàn lãnh thổ Ấn Độ đã có 302 người bị hổ cắn chết. Tính riêng trong năm 2022, con số này là 112 người.


Một trong những nguyên do khiến số trường hợp hổ cắn chết người tăng dần theo từng năm là vì số lượng hổ trong tự nhiên tại Ấn Độ cũng đang được tăng lên đáng kể trong những năm qua. Tính đến hết năm 2022, số lượng hổ trong tự nhiên của Ấn Độ là 3.682 cá thể, tăng 6% so với số lượng hổ trong năm 2021.


Bên cạnh đó, nhiều ngôi làng được lập ra ở những khu vực gần rừng, trong phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên… làm tăng tỷ lệ đụng độ giữa con người và các loài động vật hoang dã, trong đó có hổ. Luật pháp tại Ấn Độ cũng nghiêm cấm các hành vi xâm phạm, tấn công hay giết hại động vật hoang dã và người vi phạm sẽ bị xử phạt tù.


Theo TOI/NPTD









Cu ong bi ho can chet khi vao rung kiem cui


Mot cu ong nguoi An Do da bi ho vo chet khi di vao rung de kiem cui. Cach do khong lau, mot phu nu khac cung da bi thiet mang vi ho tan cong khi ba dang lam viec tren dong.

Cụ ông bị hổ cắn chết khi vào rừng kiếm củi

Một cụ ông người Ấn Độ đã bị hổ vồ chết khi đi vào rừng để kiếm củi. Cách đó không lâu, một phụ nữ khác cũng đã bị thiệt mạng vì hổ tấn công khi bà đang làm việc trên đồng.
Cụ ông bị hổ cắn chết khi vào rừng kiếm củi
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: