Australia kêu gọi tiêu diệt cóc mía xâm hại bằng cách đông lạnh

Các chuyên gia khuyên người dân tiêu diệt cóc mía xâm hại có nọc độc bằng phương pháp đông lạnh để giảm số lượng loài này.


Người dân Australia chuẩn bị giết hàng nghìn con cóc xâm hại khi sự kiện Great Cane Toad Bust hàng năm bắt đầu. Các chuyên gia kêu gọi người tham gia cuộc thi nên trợ tử nhân đạo loài vật lưỡng cư bằng cách sử dụng phương pháp đông lạnh. Cuộc thi do tổ chức môi trường Watergum tổ chức bắt đầu vào ngày 13/1 và kéo dài một tuần. Người dân Australia trên khắp cả nước được khuyến khích bắt và giết nhiều cóc trưởng thành, nòng nọc và con non hết mức có thể. Sự kiện hướng tới giảm một phần quần thể cóc mía xâm hại đang hoành hành ở Australia suốt hàng thập kỷ, theo Newsweek.


Cóc mía là loài xâm hại phàm ăn ở Australia, tới đây lần đầu tiên cách đây gần 100 năm. Từ sau đó, chúng lan rộng khắp cả nước, đe dọa nhiều động vật bản xứ ở Australia. Theo Rick Shine, giáo sư sinh vật học tiến hóa kiêm chuyên gia về cóc mía ở Đại học Macquarie tại Sydney, chúng là loài cóc rất lớn, được đưa tới Australia năm 1935 để ăn bọ cánh cứng gây hại cho cây mía. Loài cóc này tỏ ra vô dụng trong kiểm soát bọ cánh cứng nhưng lan rộng khắp vùng nhiệt đới. Chúng có nọc độc rất mạnh để ngăn động vật ăn thịt, vì vậy sự lan rộng của cóc mía có thể gây tử vong diện rộng cho nhiều động vật ăn thịt bản xứ lớn như mèo túi, cá sấu, rắn và thằn lằn. Động vật ăn thịt ở Australia chưa tiến hóa cơ chế đối phó với nọc độc của cóc mía.


Hiện nay, có khoảng 200 triệu con cóc mía trên khắp Australia. Chúng có thể sinh sản nhanh chóng. Một con cóc cái có thể đẻ tới 70.000 con nòng nọc mỗi năm và sống tới 15 tuổi, theo chuyên gia về loài xâm hại Nikki Tomsett của Watergum. Tomsett khuyên người tham gia sự kiện Great Cane Toad Bust nên giết cóc mía mà họ bắt được bằng cách đông lạnh, phương pháp trợ tử ít gây đau đớn nhất cho động vật. Những năm trước, người dân giết cóc mía bằng cách đập chúng với gậy đánh golf hoặc gậy đánh bóng, thậm chí cán qua bằng xe hơi.


Phương pháp đông lạnh bao gồm đặt con cóc trong tủ lạnh 24 giờ khiến chúng lịm đi, sau đó chuyển vào tủ đông để giết chúng mà không gây đau đớn. Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Biology Open không ghi nhận dấu hiệu đau đớn nào ở não của cóc trải qua quá trình này. Khoảng 50.000 con cóc bị giết chết chỉ trong một tuần vào những lần tổ chức sự kiện Great Cane Toad Bust trước đây. Theo Shine, việc tiêu diệt chỉ có hiệu quả ngắn hạn. Để thực sự cắt giảm số lượng cóc, cần ngăn chặn chúng sinh sản. Cho tới nay, bẫy nòng nọc là biện pháp hữu hiệu nhất.


An Khang (Theo Newsweek)









Australia keu goi tieu diet coc mia xam hai bang cach dong lanh


Cac chuyen gia khuyen nguoi dan tieu diet coc mia xam hai co noc doc bang phuong phap dong lanh de giam so luong loai nay.

Australia kêu gọi tiêu diệt cóc mía xâm hại bằng cách đông lạnh

Các chuyên gia khuyên người dân tiêu diệt cóc mía xâm hại có nọc độc bằng phương pháp đông lạnh để giảm số lượng loài này.
Australia kêu gọi tiêu diệt cóc mía xâm hại bằng cách đông lạnh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: