Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường?

Nghiên cứu về những khả năng đặc biệt của loài dơi có thể mang đến những biện pháp nhằm tăng cường, bảo vệ sức khỏe của con người


Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường? - 1

Chúng ta thường biết đến câu nói: "cái gì nhiều quá cũng không tốt". Như đối với con người, việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể khiến bạn mắc chứng tiểu đường.


Thế nhưng ở một số loài động vật có vú khác, điển hình là loài dơi, lại có thể phá bỏ quy tắc này. Cụ thể, chúng có thể ăn xoài, chuối hoặc quả sung với hàm lượng đường cao và khối lượng gấp đôi cơ thể, mà vẫn phát triển mạnh.


Không giống như con người, những động vật có vú biết bay này về cơ bản có thể ăn đồ ngọt vĩnh viễn mà không gây ra bất kỳ hậu quả tiêu cực nào về sức khỏe, cũng như bệnh tiểu đường.


Một nghiên cứu được công bố vào ngày 9/1 trên tạp chí Nature Communications cho thấy sự thích nghi về mặt di truyền của loài dơi dường như đã giúp chúng có được chế độ ăn uống nói riêng, cũng như nhiều khả năng đặc biệt nói chung.


"Đối với tôi, dơi giống như những siêu anh hùng. Mỗi con đều có một siêu năng lực đáng kinh ngạc, dù là định vị bằng tiếng vang, bay, hút máu mà không đông máu hay ăn trái cây mà không mắc bệnh tiểu đường", Nadav Ahituv, tác giả nghiên cứu chia sẻ.


Nghiên cứu phát hiện ra rằng các thành phần của tuyến tụy và thận ở dơi ăn quả đã tiến hóa để phù hợp với chế độ ăn nhiều đường của chúng.


Trong đó, tuyến tụy có nhiều tế bào hơn để sản xuất insulin, một loại hormone thiết yếu giúp cơ thể giảm lượng đường trong máu. Nó cũng có nhiều tế bào sản xuất ra một loại hormone điều hòa lượng đường khác gọi là glucagon.


Không chỉ vậy, thận của dơi ăn quả còn có nhiều tế bào hơn so với các loài dơi thông thường để giữ muối và chất điện giải khan hiếm khi chúng lọc máu.


"Dơi ăn quả sở hữu hệ thống di truyền kiểm soát lượng đường trong máu một cách chắc chắn", nghiên cứu cho biết. "Trong khi đó, cơ thể con người không thể sản xuất hoặc phát hiện insulin, từ đó dẫn đến các vấn đề về kiểm soát lượng đường trong máu".


Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường? - 2

Dơi là một trong những họ động vật có vú đa dạng nhất trên Trái Đất. Mọi thứ từ hệ thống miễn dịch đến chế độ ăn uống đặc biệt của chúng đều được một số nhà khoa học coi là "sự chiến thắng của quá trình tiến hóa".


Trong đó, nghiên cứu mới đây là một trong những ví dụ gần đây về việc nghiên cứu loài dơi có thể mang đến tác động đáng kể với sức khỏe con người, bao gồm cả nghiên cứu về ung thư và phòng chống virus.


Theo Ahituv, khoa học cần tìm hiểu kỹ hơn về loài dơi, cụ thể là ở quá trình chuyển hóa lượng đường của chúng để đạt được tiến bộ trong việc giúp đỡ những bệnh nhân mắc chứng tiểu đường.


Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nghiên cứu này có thể có ý nghĩa trong tương lai trong việc điều trị bệnh tiểu đường, căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 38 triệu người Mỹ.


Tiểu đường cũng là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tám ở Mỹ, và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận, cắt cụt chi dưới và mù lòa ở người trưởng thành.


Theo Popular Science









Vi sao dong vat an nhieu duong ma khong mac benh tieu duong?


Nghien cuu ve nhung kha nang dac biet cua loai doi co the mang den nhung bien phap nham tang cuong, bao ve suc khoe cua con nguoi

Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường?

Nghiên cứu về những khả năng đặc biệt của loài dơi có thể mang đến những biện pháp nhằm tăng cường, bảo vệ sức khỏe của con người
Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: