Cũng giống như tế bào thần kinh của con người, thực vật sống nhờ tín hiệu điện. Mặc dù chúng ta thường không thể nhìn hoặc cảm nhận thấy, nhưng xung điện truyền qua các mô thực vật cũng có thể gây ra những tác động bất ngờ.
Dựa trên nguyên tắc này, một nhóm các nhà nghiên cứu tới từ Thụy Điển đã phát triển hệ thống thủy canh bằng điện áp với đối tượng là cây lúa mạch.
Trong nghiên cứu của mình, họ đặt những cây lúa mạch 5 ngày tuổi lên giàn giáo được chế tạo đặc biệt, với sự tiếp xúc với điện áp thấp trong 5 ngày.
Hệ thống này được gọi là "eSoil" (tạm dịch: đất điện), bao gồm các vật liệu làm từ polyme dẫn điện và cellulose - một thành phần quan trọng trong thành tế bào thực vật.
Sau khi bước này được thực hiện, những cây lúa sẽ tiếp tục được theo dõi thêm 5 ngày nữa trước khi thu hoạch.
Kết quả là cây lúa được kích thích bằng điện có mức tăng trưởng tăng 50%, đồng thời dài hơn 30% so với cây không được áp dụng phương pháp này sau 15 ngày tăng trưởng.
Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể làm rõ việc kích thích điện có tác động như thế nào đến quá trình phát triển của cây trồng.
Song, một giả thuyết được đưa ra, rằng cây trồng được kích thích bằng điện dường như sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng.
Thực tế cũng cho thấy thực vật được kích thích xử lý nitrat hiệu quả hơn, với hàm lượng hợp chất nitơ vô cơ thấp hơn so với các cây không được áp dụng phương pháp.
Một điều thú vị là sự tăng trưởng đột ngột của cây lúa mạch không xuất hiện ngay khi kích thích điện, mà chỉ diễn ra trong 5 ngày tăng trưởng sau khi tắt các điện cực.
Điều này cho thấy những tác động ngay cả với nguồn điệp thấp và ngắn cũng có tiềm năng mang lại tác động lâu dài đối với thực vật.
Theo Science Alert