Lần đầu tiên Việt Nam có bộ chỉ số bao quát kinh tế xã hội cấp địa phương

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dựa trên các chỉ số thành phần qua đó có thể thấy rõ điểm mạnh, yếu, tiềm năng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.


PII được đánh giá là công cụ đo lường năng lực nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển từng địa phương. Năm 2023 lần đầu tiên bộ chỉ số được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và sẽ công bố xếp hạng của 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Báo VnExpress đã phỏng vấn ông Trần Văn Nghĩa, phó Giám đốc Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đơn vị xây dựng PII để làm rõ cách tính và ý nghĩa của bộ chỉ số này.


- Ông có thể cho biết Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương là gì?


- Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (viết tắt là PII theo tiếng Anh 'Provincial Innovation Index') là một chỉ số tổng hợp (Index) của 52 chỉ số thành phần (indicator), được xây dựng nhằm phản ánh bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.


Trong 52 chỉ số thành phần được chia làm 7 trụ cột, gồm: 5 trụ cột đầu vào (thể chế; vốn con người và nghiên cứu, phát triển; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường; trình độ phát triển của doanh nghiệp) và 2 trụ cột đầu ra (sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; tác động).


PII được xây dựng bám sát cấu trúc của bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hàng năm và được Chính phủ sử dụng trong quản lý, điều hành từ năm 2017. Bộ chỉ số GII được áp dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cho phép đối chuẩn (benchmark) giữa các quốc gia; còn chỉ số PII hiện được triển khai theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo vùng, áp dụng với các địa phương ở Việt Nam.


- Bộ chỉ số PII có tầm quan trọng và ý nghĩa thế nào?


- Sự cần thiết và quyết tâm chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên bối cảnh địa lý, kinh tế - xã hội khác nhau của mỗi địa phương sẽ có chi phối mang tính quyết định đến những lựa chọn mô hình tăng trưởng cụ thể của địa phương đó. Bộ chỉ số PII được thiết kế để tập hợp và cung cấp thông tin với dữ liệu chi tiết phản ánh bối cảnh và đường nét chính về mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo mà địa phương đang thực hiện hoặc chủ động hướng đến. Do vậy, PII có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt với mỗi địa phương.


Cụ thể, bộ chỉ số PII:


+ Bộc lộ điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương;


+ Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở địa phương;


+ Thúc đẩy thực hiện các sáng kiến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng các thế mạnh và vượt qua các thách thức.


+ Cung cấp công cụ và kỹ thuật cho phép đánh giá, so sánh tiềm lực, kết quả hoạt động giữa các địa phương cũng như công tác điều hành, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.


+ Góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia; đặc biệt là góp phần thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.


Bên cạnh đó, bộ chỉ số PII còn có ý nghĩa đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp. Kết quả đánh giá PII của địa phương sẽ là thông tin tham khảo hữu ích về môi trường đầu tư, điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương.


Đối với giới nghiên cứu, theo thời gian, bộ chỉ số PII cung cấp cơ sở dữ liệu toàn diện, đầy đủ, đáng tin cậy, có khả năng so sánh, tạo tiền đề thực hiện các nghiên cứu thực chứng có chất lượng.


Bộ chỉ số PII cũng có ý nghĩa đối với cộng đồng các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ để xem xét, cân nhắc các tài trợ và hoạt động có liên quan tại các địa phương ở Việt Nam.


- Với các địa phương bộ chỉ số PII này sẽ giúp ích gì cho cơ quan quản lý?


- Các nhà hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo địa phương có thể sử dụng bộ chỉ số trong việc lựa chọn các định hướng, giải pháp riêng phù hợp cho mỗi tỉnh, thành. Cụ thể, dựa theo các trụ cột và chỉ số thành phần sẽ có cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các sáng kiến, tận dụng thế mạnh và vượt qua các thách thức.


Dựa theo chỉ số PII để đánh giá, so sánh tiềm lực giữa các địa phương để có giải pháp điều hành quản lý, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của địa phương và của quốc gia.


- Vậy các địa phương nên sử dụng bộ công cụ chỉ số này như thế nào?


- Khi có bộ chỉ số tổng hợp công bố kèm theo bảng xếp hạng, lẽ thường các địa phương sẽ quan tâm đến vị trí trong bảng xếp hạng trong tương quan với các địa phương khác. Từ đó có thể đặt mục tiêu cho thứ hạng của địa phương mình cho những năm tiếp theo hoặc những nhiệm vụ giải pháp, phân công theo dõi, thực hiện. Tuy nhiên do bối cảnh cũng như hiện trạng mô hình phát triển kinh tế xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo từng địa phương khác nhau nên thứ hạng chỉ mang tính tương đối, không phải là mục đích chính của bộ chỉ số PII.


Thay vì chỉ quan tâm đến thứ hạng, các địa phương nên đi sâu tìm hiểu chi tiết số liệu mà PII cung cấp, phản ánh về địa phương mình, lấy dữ liệu PII làm tiền đề (cùng với dữ liệu khác) để tổ chức những diễn đàn với sự tham gia của đa dạng các bên liên quan để cùng nhận định đúng những điểm mạnh, điểm yếu, về các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết. Từ đó, đề ra những quyết sách về mô hình tăng trưởng, những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện.


Trong báo cáo PII 2023, mỗi địa phương đều có một bảng thông tin tổng hợp trình bày chi tiết kết quả đánh giá, điểm số và xếp hạng theo từng chỉ số (52 chỉ số), nhóm chỉ số (16 nhóm) và trụ cột (7 trụ cột), cùng 5 điểm mạnh và 5 điểm yếu. Trên cơ sở này, các cấp lãnh đạo có căn cứ khoa học và thực tiễn để xác định, lựa chọn các định hướng, giải pháp cho phát triển kinh tế xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của địa phương mình.


>>>Thông tin xếp hạng PII các địa phương sẽ công bố tại đây


Như Quỳnh









Lan dau tien Viet Nam co bo chi so bao quat kinh te xa hoi cap dia phuong


Chi so doi moi sang tao cap dia phuong (PII) duoc Bo Khoa hoc va Cong nghe xay dung dua tren cac chi so thanh phan qua do co the thay ro diem manh, yeu, tiem nang giup thuc day phat trien kinh te - xa hoi.

Lần đầu tiên Việt Nam có bộ chỉ số bao quát kinh tế xã hội cấp địa phương

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dựa trên các chỉ số thành phần qua đó có thể thấy rõ điểm mạnh, yếu, tiềm năng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Lần đầu tiên Việt Nam có bộ chỉ số bao quát kinh tế xã hội cấp địa phương
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: