Theo đó, giá trị thị trường của SK Hynix đã tăng lên 90,8 nghìn tỷ Won (66,9 tỷ USD) vào sáng ngày 02/11, so với 89,9 nghìn tỷ Won của gã khổng lồ công nghệ LG.
SK Hynix cũng là nhà cung cấp bộ nhớ băng thông cao cho Nvidia, công ty chip vốn hoá lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Nvidia đã tăng 66%.
Ngược lại, LG Energy Solution, đối tác cung ứng cho hãng xe điện Tesla, lại giảm 12% vốn hoá do nhu cầu xe điện có xu hướng ảm đạm.
Vào tháng 4, James Lim, chuyên gia phân tích tại Dalton Investment cho biết nhu cầu đối với bộ vi xử lý “đã qua giai đoạn đáy” và “dần hướng tới việc phục hồi”.
Trong khi đó, cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang đẩy hai nhà sản xuất chip nhớ của Hàn Quốc là Samsung và SK Hynix vào thế “lưỡng nan”, khi cả hai đều sử dụng công nghệ hoặc thiết bị Mỹ, còn Trung Quốc là miếng bánh lớn mà không một công ty nào muốn bỏ qua.
“Do các nhà cung ứng nội địa không cạnh tranh được về công suất và công nghệ, Trung Quốc sẽ cần Samsung, SK Hynix, Kioxia, Western Digital hay nhà cung ứng ngoại để thay thế Micron. Song, tất cả đều đến từ các nước đồng minh của Mỹ và phụ thuộc vào thiết bị mua từ Mỹ. Chúng tôi cho rằng khả năng họ phớt lờ áp lực từ Mỹ và tận dụng lợi thế của lệnh cấm Micron để giành thị phần tại Trung Quốc khá thấp”, Mark Li, chuyên gia phân tích tại C.Bernstein cho hay.
(Theo Nikkei, Bloomberg)
Cấm hãng chip Mỹ, Trung Quốc đẩy Samsung, SK Hynix vào thế lưỡng nan
Trung Quốc trấn áp nhà sản xuất Micron Technology khiến các đối thủ Hàn Quốc rơi vào thế khó: mở rộng thị phần nhưng làm phật lòng Mỹ hay từ chối và khiến Bắc Kinh nổi giận.
Hãng chip nhớ Hàn Quốc điều tra nguồn gốc linh kiện điện thoại Mate 60 Pro
Nhà sản xuất SK Hynix (Hàn Quốc) bất ngờ với thông tin chip nhớ của hãng được sử dụng trong mẫu smartphone Mate 60 Pro mới nhất của Tập đoàn Huawei (Trung Quốc).
Gã khổng lồ chip nhớ Hàn Quốc SK Hynix vừa công bố kết quả kinh doanh quý mới nhất lỗ 3,4 nghìn tỷ Won (tương đương 2,54 tỷ USD).