Phiên bản mới nhất có tên Tongyi Qianwen 2.0, được Alibaba đánh giá là “bản nâng cấp đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm” được giới thiệu vào tháng 4/2023.
Tongyi Qianwen 2.0 “thể hiện khả năng vượt trội trong việc hiểu các hướng dẫn phức tạp, có thể viết quảng cáo, lý luận, ghi nhớ và ngăn ngừa ảo giác,” trích thông cáo báo chí của gã khổng lồ công nghệ và thương mại điện tử Trung Quốc. Ảo giác đối với AI đề cập đến hiện tượng hệ thống “bịa” ra những thông tin không chính xác.
Alibaba cũng phát hành các mô hình AI thiết kế cho ứng dụng trong các ngành nghề và mục đích sử dụng cụ thể, chẳng hạn như tư vấn pháp lý và tài chính, khi tập đoàn này hướng tới tệp khách hàng doanh nghiệp.
Công ty có trụ sở tại Hàng Châu cũng đã công bố “Nền tảng dịch vụ” GenAI, cho phép các công ty xây dựng các ứng dụng AI sinh tạo bằng nguồn dữ liệu riêng. Đây được coi là giải pháp đối với lo ngại về việc dữ liệu của các sản phẩm AI có tính sáng tạo công cộng có thể bị truy cập bởi bên thứ ba.
Phiên bản Tongyi Qianwen 1.0 được ra mắt hồi tháng 4/2023, có khả năng ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Anh, được triển khai trên DingTalk, phần mềm giao tiếp doanh nghiệp tại Alibaba và Tmall Genie.
Tại Hội nghị thượng đỉnh đám mây Alibaba 2023, công ty cho biết họ sẽ triển khai chatbot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) vào tất cả các sản phẩm của Alibaba từ truyền thông doanh nghiệp đến thương mại điện tử trong “tương lai gần”.
“Chúng ta đang ở thời điểm bước ngoặt về công nghệ được thúc đẩy bởi AI và điện toán đám mây tổng hợp, đồng thời các doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực đã bắt đầu áp dụng chuyển đổi trí tuệ để dẫn đầu cuộc chơi”, Daniel Zhang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Alibaba và Giám đốc điều hành của Alibaba Cloud, cho biết.
(Theo CNBC)
Kho hậu cần của Alibaba ở châu Âu gây lo ngại an ninh kinh tế
Kho hậu cần của Alibaba đặt tại Liege (Bỉ) khiến giới chức nước này lo ngại về rủi ro đối với an ninh kinh tế của cả châu Âu.
Alibaba tái đầu tư mảng cốt lõi khi Trung Quốc đặt hi vọng vào kinh tế nền tảng
Alibaba quay trở lại đầu tư mảng kinh doanh cốt lõi thương mại điện tử sau khi chính phủ Trung Quốc đánh đi tín hiệu sẽ 'ủng hộ' những gã khổng lồ công nghệ trong nước.
Alibaba sẽ rót 845,44 triệu USD vào sàn thương mại điện tử Lazada để tìm cách tăng trưởng tại nước ngoài.