Tại sao mực khổng lồ không thể nuôi nhốt trong thủy cung?

Với kích thước khổng lồ, tuổi thọ ngắn, việc nuôi nhốt mực khổng lồ trong thủy cung được coi là gần như bất khả thi.


Bất kỳ người yêu động vật nào cũng mong muốn được nhìn thấy cận cảnh những sinh vật sống mà mình yêu thích ở vườn thú, hoặc ở thủy cung. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mong muốn này được coi là không thực tế, không thể thực hiện được hoặc không hợp đạo đức.Theo đó, mặc dù các vườn thú và thủy cung có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quần thể dễ bị tổn thương trong tự nhiên, nhưng có nhiều loài đơn giản là không thể phát triển trong môi trường nuôi nhốt, đơn cử như mục khổng lồ.


Mực khổng lồ (Architeuthis dux) là loài săn mồi bí ẩn dưới đáy biển sâu với đôi mắt to bằng quả bóng rổ, cùng những chiếc xúc tu có thể kéo dài tới 10 mét. Mực khổng lồ có 8 xúc tu, với các mút gai giúp nắm và kéo con mồi về phía mỏ của chúng. Mỏ mực được làm từ kitin cứng, chất liệu tương tự như xương ngoài côn trùng, với các cạnh sắc rất thích hợp để cắt con mồi thành từng miếng vừa ăn. Mực khổng lồ thường được ghi nhận nhiều nhất ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương, gần Nam Phi và New Zealand.


Tại sao mực khổng lồ không thể nuôi nhốt trong thủy cung? - Ảnh 1.

Xác một con mực khổng lồ còn gần nguyên vẹn dạt vào bờ biển ở Vịnh Britannia, Nam Phi. Ảnh: Adéle Grosse


Mực khổng lồ có thể nuôi nhốt được trong thủy cung hay không?


Với kích thước tương đương một chiếc xe bus, mực khổng lồ là một trong những động vật không xương sống lớn nhất thế giới và thuộc nhóm động vật thân mềm cổ xưa gọi là cephalopod, bao gồm bạch tuộc, mực nang và nautiluses. Theo Smithsonian Ocean, con mực có kích thước lớn nhất từng được các nhà khoa học ghi nhận dài 13 mét và nặng gần một tấn. Đây cũng chính là lý do vì sao mực khổng lồ không thực sự phù hợp trong môi trường nuôi nhốt như thủy cung.


Trên thực tế, không gian nuôi chốt hạn chế và nhỏ hẹp có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nhiều loài vật hoang dã, đôi khi dẫn đến hội chứng Zoochosis, khi động vật nuôi nhốt thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại. Bỏ vấn đề đạo đức sang một bên, việc tái tạo môi trường sống tự nhiên của một con mực khổng lồ trong thủy cung cũng cũng vô cùng khó khăn. Thủy cung lớn nhất thế giới rộng 125m và sâu 11 mét. Trong khi đó, mực khổng lồ thường sống ở độ sâu khoảng 1.000 mét, vượt quá quy mô của thủy cung.


Ngay cả khi một thủy cung khổng lồ như vậy được xây dựng, việc tạo ra môi trường sống nhân tạo cho mực khổng lồ có lẽ vẫn sẽ thất bại, vì chúng ta biết rất ít về cách sinh sống của những loài động vật khó nắm bắt này. Động vật bị nuôi nhốt trong các vườn thú và thủy cung đòi hỏi các chương trình dinh dưỡng và chăm sóc được lên kế hoạch cẩn thận để chúng có thể phát triển tốt. Tất nhiên, nếu muốn tạo ra những chương trình phù hợp, các chuyên gia trước hết cần hiểu rõ về mực khổng lồ.


Tại sao mực khổng lồ không thể nuôi nhốt trong thủy cung? - Ảnh 2.

Với kích thước dài 13 mét và nặng gần một tấn, mực khổng lồ được cho không thực sự phù hợp trong môi trường nuôi nhốt như thủy cung, vốn không thể đáp ứng được kích cỡ của chúng


Những gì chúng ta biết về mực khổng lồ là chúng bị hấp dẫn bởi sứa robot. Tuy nhiên, sinh vật này chủ yếu săn các loài cá biển sâu và các loài mực khác. Theo Hiệp hội bảo tồn MarineBio, mực khổng lồ săn mồi bằng cách chộp lấy mọi thứ bằng các xúc tu của mình, trong khi những chiếc giác hút có răng cưa cắt thành thịt sẽ siết chặt con mồi.


Nếu xét về vấn đề về hậu cần, điều này rất khó thiết lập trong môi trường nhân tạo, khi thủy cung sẽ phải nuôi thêm nhiều sinh vật sống từ biển sâu để ‘làm mồi’ cho mực khổng lồ. Đáng chú ý, việc nuôi mực khổng lồ trong thủy cung cũng phải đối mặt với trở ngại lớn nhất: Làm thế nào để bắt được mực khổng lồ. Thực tế, hầu hết những gì chúng ta biết và đã thấy về m ực khổng lồ đến từ xác của sinh vật này sau khi chúng qua đời. Đến nay trong 10 năm qua, mới chỉ có hai lần các nhà nghiên cứu có thể bắt được cảnh quay của những sinh vật khổng lồ khó nắm bắt này trong môi trường tự nhiên của chúng.


Tại sao mực khổng lồ không thể nuôi nhốt trong thủy cung? - Ảnh 3.

Quái vật Kraken trong thần thoại Scandinavia, có thể được lấy cảm hứng từ những lần nhìn thấy mực khổng lồ, được cho là xuất hiện như những hòn đảo nhỏ trên mặt nước để đánh lừa các thủy thủ nghĩ rằng đó là đất liền.


Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở New York (Mỹ), các chuyên gia vẫn không chắc có bao nhiêu con mực khổng lồ hoặc bao nhiêu loài khác nhau có thể tồn tại dưới đại dương. Điều này có nghĩa, việc bắt một con mực khổng lồ còn sống là điều không hề đơn giản, và chưa ai thực hiện thành công. Đáng nói, ngay cả khi chúng ta bắt thành công một con mực khổng lồ và bỏ vào thủy cung, chúng cũng không tồn tại được lâu.


Theo đó, loài mực nói chung thường có tuổi thọ ngắn và thường chỉ sống khoảng 1 - 3 năm. Với riêng mực khổng lồ, tuổi thọ chính xác của loài vật này chưa được biết đến, nhưng các nhà khoa học tin rằng chúng sống không quá 5 năm và chỉ sinh sản một lần, theo Smithsonian Ocean .


Tham khảo IFL Science


Lấy link







Tai sao muc khong lo khong the nuoi nhot trong thuy cung?


Voi kich thuoc khong lo, tuoi tho ngan, viec nuoi nhot muc khong lo trong thuy cung duoc coi la gan nhu bat kha thi.

Tại sao mực khổng lồ không thể nuôi nhốt trong thủy cung?

Với kích thước khổng lồ, tuổi thọ ngắn, việc nuôi nhốt mực khổng lồ trong thủy cung được coi là gần như bất khả thi.
Tại sao mực khổng lồ không thể nuôi nhốt trong thủy cung?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: