Robot NASA chụp ảnh cánh cửa của người sao Hỏa

Robot Curiosity chụp ảnh hang động nhỏ, cao chưa đầy một mét, trông giống cánh cửa đục đẽo từ đá sao Hỏa.


Robot Curiosity của NASA dùng camera Mast (Mastcam) chụp ảnh một cấu trúc kỳ lạ trên sao Hỏa hôm 7/5. Nó thu hút sự chú ý lớn trên Internet vì trông giống cánh cửa do người ngoài hành tinh làm ra. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đó chỉ là một cấu trúc tự nhiên của cảnh quan sao Hỏa.


Một số manh mối cho thấy rõ rằng vật thể trong ảnh không phải cánh cửa thật. Trước tiên, nó cao chưa đến một mét, theo nhà địa chất hành tinh Nicholas Mangold tại Đại học Nantes (Pháp). Hoặc điều này có thể cho thấy người sao Hỏa rất nhỏ, Mangold nhận xét một cách hài hước.


"Đây là một bức ảnh gây tò mò. Nhưng với tôi, nó trông giống sự xói mòn tự nhiên", nhà địa chất người Anh Neil Hodgkins nói.


"Có thể thấy các lớp địa tầng trên khối đá, lõm xuống ở bên trái và cao hơn ở bên phải. Đây là những lớp bồi tích với lớp cát cứng hơn nhô ra. Chúng lắng đọng có lẽ cách đây 4 tỷ năm trong các điều kiện trầm tích, có thể trong một con sông (tôi cần quan sát thêm để chắc chắn) hoặc một đụn cát do gió thổi", ông giải thích.


Hodgkins cho biết, gió đã làm xói mòn các địa tầng khi chúng lộ ra trên bề mặt sao Hỏa và ảnh chụp cũng cho thấy dấu vết của chúng bên trong "cánh cửa". Một số vết nứt dọc tự nhiên cũng có thể quan sát trong ảnh, bao gồm các vết nứt do thời tiết. Hang động nhỏ giống cửa có vẻ đã hình thành ở nơi các vết nứt dọc giao cắt với các địa tầng.


Có vẻ một tảng đá lớn đã sụp xuống và tạo ra hang động hình cánh cửa, theo Hodgkins. "Lực hấp dẫn trên sao Hỏa không quá mạnh, nhưng hoàn toàn đủ để làm như vậy", ông nói.


Thủ phạm là tảng đá nằm trên mặt đất, ngay bên phải chiếc hang. Dường như nó có một cạnh rất thẳng và nhẵn, nhiều khả năng vì mới rơi ra gần đây và chưa tiếp xúc lâu với gió sao Hỏa. "Tất cả đều rất tự nhiên, tương tự như những mỏm đá mà bạn thấy ở nhiều nơi khô cằn trên Trái Đất", Hodgkins cho biết.


Mangold đồng ý rằng "cánh cửa" sao Hỏa hình thành một cách tự nhiên do cấu trúc đá, không phải nhân tạo. Ông cũng cho rằng hang động nhỏ này không phải sinh ra do động đất. "Toàn bộ ngọn núi vốn đã đầy vết nứt, không cần đến những trận động đất lớn", ông nhận định.


Các vết nứt có thể đã hình thành từ trước do áp suất thủy lực của nước trong các khe rãnh, hoặc là kết quả của ứng suất nhiệt- hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ thay đổi theo mùa trên bề mặt sao Hỏa.


"Đó thực sự là một mỏm đá nứt vỡ rất đẹp", nhà địa chất Angelo Pio Rossi tại Đại học Jacobs (Đức) nhận xét. Rossi cũng nghĩ hang động hình cánh cửa được tạo ra bởi các vết nứt có thể nhìn thấy trên đá và động đất không phải nguyên nhân quan trọng.


"Mọi khối đá bị các vết nứt cô lập đều có thể rơi xuống dốc, kể cả khi độ dốc nhỏ. Bản thân các vết nứt không phải do động đất trực tiếp tạo ra mà đơn giản là do sự biến dạng địa chất qua thời gian", Rossi giải thích.


Theo Hodgkins, "cánh cửa" cho thấy những bức ảnh từ các robot sao Hỏa vô cùng hữu ích. "Đây thực sự là một bức ảnh tốt. Nó cho thấy chúng ta có thể thu được thông tin địa chất gì với những hình ảnh do các robot Curiosity và Perseverance gửi về", ông chia sẻ.


Thu Thảo (Theo Live Science)









Robot NASA chup anh 'canh cua cua nguoi sao Hoa'


Robot Curiosity chup anh hang dong nho, cao chua day mot met, trong giong canh cua duc deo tu da sao Hoa.

Robot NASA chụp ảnh 'cánh cửa của người sao Hỏa'

Robot Curiosity chụp ảnh hang động nhỏ, cao chưa đầy một mét, trông giống cánh cửa đục đẽo từ đá sao Hỏa.
Robot NASA chụp ảnh cánh cửa của người sao Hỏa
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: