Vào tháng 4 năm 2019, một con cá voi beluga "bất thường" đã được tìm thấy ở vùng biển ngoài khơi đảo Ingoya, phía bắc Na Uy. Nó đeo một cái giàn kim loại có thể gắn một chiếc máy ảnh thể thao trên đầu, trên đầu có in dòng chữ "Thiết bị ở St.Petersburg", điều này đã khơi dậy sự quan tâm của giới quân sự Na Uy.
Ở Murmansk, cách đó 415 km, là căn cứ của Hạm đội Phương Bắc của Nga. Có thông tin cho rằng, hải quân Nga đã cố gắng bắt và thuần hóa những con cá voi beluga, nên điều này không tránh khỏi việc khiến người ta đoán già đoán non rằng liệu nó có phải là một "gián điệp" bỏ trốn, và ngay lập tức bị phía Nga phủ nhận.
Đồng thời, cựu lãnh sự Na Uy tại Murmansk, Morten Vikeby, cho rằng con cá voi beluga này có thể là một "con cá voi trị liệu" của một bệnh viện tại miền bắc nước Nga nhằm hỗ trợ điều trị cho trẻ em mắc bệnh tâm thần.
"Điệp viên cá voi trắng" nghe có vẻ vô căn cứ, nhưng việc thuần hóa các loài động vật có vú ở biển như cá heo và sư tử biển để sử dụng chúng trong quân sự không còn là điều già quá xa lạ. Kể từ những năm 1960, Liên Xô và Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực này để sử dụng trong quân sự. Trong Chiến tranh Lạnh, việc thuần hóa và đào tạo các loài động vật có vú ở biển cũng là một phần của cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. Từ quan điểm chiến đấu thực tế, những "đặc vụ động vật" đã được ghi nhận rất nhiều.
Trong Chiến tranh Vùng Vịnh vào cuối thế kỷ trước, Iraq đã triển khai hàng nghìn quả thủy lôi ở Vùng Vịnh để ngăn chặn hạm đội hải quân Mỹ tiến vào nội địa của Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã tiến vào Vịnh Ba Tư một cách suôn sẻ, và điều đáng kinh ngạc nhất là không tàu chiến nào bị hư hại nghiêm trọng hoặc bị đánh chìm do trúng mìn.
"Vũ khí bí mật" của quân đội Mỹ là một đàn cá heo được huấn luyện đặc biệt. Những con cá heo này sử dụng sóng siêu âm để phát hiện chính xác vị trí của mìn ở khoảng cách xa dưới nước. Khi đã tìm thấy mục tiêu, chúng sẽ nhảy lên khỏi mặt nước và thông báo cho những người trên tàu bằng cách gọi hoặc đập chuông báo động buộc vào mạn tàu.
Ngoài ra, những con cá heo đặc biệt này cũng được gắn những chiếc "mỏ" đặc biệt trên miệng để có thể truyền tín hiệu cho tàu quét mìn. Với sự hợp tác ngầm như vậy, quân đội Mỹ đã có thể rà phá các bãi mìn dưới nước do Iraq triển khai ở Vùng Vịnh.
Việc sử dụng cá heo trong lĩnh vực quét mìn có thể được xem là một ngành huấn luyện đặc thù và được chứng minh bởi thời gian. Trong cuộc chiến tranh tại Iraq năm 2003, quân đội Mỹ đã điều một nhóm "lính cá heo" đến Umm Qasr, một thành phố ở miền nam Iraq, để rà phá gần 100 quả mìn ở cảng và sông. Điều này dẫn đến việc khi liên quân Anh và Mỹ cử một tàu quét mìn khác đi dò mìn dưới lòng sông cũng không thể tìm thấy mìn, điều này cho thấy có khả năng khá ưu việt của "lính cá heo".
Khả năng này của cá heo được xuất phát từ "sóng siêu âm" cùng với khả năng điều hướng siêu âm tuyệt vời và các khả năng khác nhau trong cơ thể của nó. Cá heo phát ra sóng siêu âm ra môi trường xung quanh và có thể nhận được tiếng vang để tạo thành hình ảnh âm thanh của môi trường. Hơn nữa, trong môi trường nước nông như bến cảng, vịnh có nhiều tiếng ồn nhân tạo và sinh học, khả năng này của cá heo lại càng thể hiện ra những ưu điểm và không dễ bị nhiễu sóng như máy móc.
Không chỉ vậy, loài cá heo còn có thể phân biệt các chất liệu khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm trên một con cá heo mũi chai tên là BJ vào những năm 1990. Họ yêu cầu BJ phân biệt giữa các hình trụ kim loại được làm bằng thép không gỉ, đồng thau hoặc nhôm. Ngay cả khi những hình trụ dài 10cm này bị chôn vùi gần 1m dưới bùn, BJ vẫn có thể tìm ra hình trụ kim loại được làm từ vật liệu được yêu cầu tìm kiếm.
Loài động vật biển có vú thông minh này còn được mệnh danh là loài "linh trưởng thứ hai", hơn thế nữa chúng còn có nhiều ưu điểm trong tác chiến dưới nước như hệ thống thính giác rất phát triển. Chúng có thể phân biệt nhiều loại âm thanh khác nhau trên phổ sóng âm rộng, đồng thời còn có nhiều ưu điểm trong điều kiện ánh sáng yếu.
Ngoài ra chúng còn có một tầm nhìn rất tốt trong môi trường nước. Điều thu hút ban đầu của các nhà khoa học quân sự Mỹ là kỹ năng bơi tuyệt vời của cá heo, bởi vậy trong giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Lạnh họ còn muốn thiết kế ra một loại ngư lôi tinh gọn được thiết kế mô phỏng cá heo. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, quân đội Hoa Kỳ đã phát hiện ra tiềm năng quân sự của cá heo và từ bỏ nghiên cứu ban đầu và thay vào đó là huấn luyện cá heo.
Vì vậy, cá heo đã trở thành một phần của dự án quân đội Mỹ Marine Mammal (NMMP). Các đối tượng nghiên cứu chính của dự án là cá heo và sư tử biển California, họ nghiên cứu những ứng dụng quân sự của những loài động vật biển.
Paul Nachtigall, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Động vật có vú biển tại Đại học Hawaii, từng tuyên bố rằng cá heo mũi chai giỏi hơn bất kỳ cỗ máy nào về khả năng dò mìn và chúng cũng có thể làm nhanh hơn nhiều so với máy móc.
Tuy nhiên, lính cá heo tinh nhuệ cũng có những hạn chế nhất định nên những người lính sư tử biển thích nghi với các vùng nước nông và trên cạn đã xuất hiện. Trong cuộc chiến tại Iraq năm 2003, một số sư tử biển đã được triển khai xung quanh các tàu của liên quân Anh - Mỹ đóng tại Bahrain để bảo vệ quân đội. Một khi những con sư tử biển này phát hiện có người khả nghi dưới biển, chúng sử dụng những thiết bị khống chế trên người để đánh dấu vị trí của đối tượng khả nghi. Nếu kẻ xâm nhập leo lên bờ, những con sư tử biển được huấn luyện có thể đuổi theo họ với tốc độ chẳng kém gì một người trưởng thành.
Trong quá khứ, sau khi biết được những nghiên cứu của Mỹ, phía Liên Xô cũ đã lập tức hưởng ứng, và quyết định huấn luyện cá heo với mục đích chiến đấu. Chúng có thể thực hiện được việc cài bom trên các tàu và có thể phát hiện ngư lôi cũng như tàu bị chìm. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, tất cả những con cá heo chiến đấu này đều đã được bán cho Iran.
Lấy link