Hóa thạch 130 triệu năm của sinh vật giống cá kiếm khổng lồ

Các nhà cổ sinh vật học công bố phát hiện một loài thằn lằn cá tiền sử chưa từng được biết tới sống trong kỷ Phấn trắng sớm.


Theo mô tả trên tạp chí Systematic Palaeontology, phần còn lại của sinh vật có tên là Kyhytysuka sachicarum - bao gồm hộp sọ gần như hoàn chỉnh dài 1 m - được tìm thấy tại địa điểm Villa de Leyva ở tỉnh Boyacá, miền trung Colombia. Đây là một trong những loài thằn lằn cá (ichthyosaur) cuối cùng còn sót lại và nó trông giống cá kiếm một cách kỳ lạ.


"Chúng tôi đã so sánh mẫu vật với các loài thằn lằn cá khác trong kỷ Phấn trắng và kỷ Jura. Kết quả cho thấy Kyhytysuka sachicarum không chỉ là một loài mới mà còn đại diện cho một chi mới", Tiến sĩ Erin Maxwell tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Stuttgart của Đức, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.


Maxwell cùng các đồng nghiệp tin rằng phát hiện này có thể hé lộ một bức tranh lớn về lịch sử tiến hóa của thằn lằn cá. "Trong khi các loài ichthyosaur khác có răng nhỏ với kích thước bằng nhau để ăn những con mồi nhỏ, loài mới đã phát triển những chiếc răng độc đáo với kích thước và khoảng cách không đều nhau, cho phép ăn những con mồi khủng như cá lớn và các loài bò sát biển khác", đồng tác giả Hans Larsson, Tiến sĩ tại Bảo tàng Redpath của Canada, cho biết thêm.


Kyhytysuka sachicarum xuất hiện vào một thời điểm chuyển tiếp quan trọng trong kỷ Phấn trắng sớm. Khi đó, Trái Đất dần bước ra khỏi thời kỳ tương đối mát mẻ, mực nước biển dâng cao, và siêu lục địa Pangea đang tách ra thành các vùng đất phía bắc và phía nam. Bên cạnh đó, cũng có một sự kiện tuyệt chủng toàn cầu vào cuối kỷ Jura làm thay đổi hệ sinh thái biển và trên cạn.


"Nhiều hệ sinh thái cổ đại của kỷ Jura bao gồm các loài ichthyosaur ăn thịt dưới vùng nước sâu, cá sấu cổ ngắn và cá sấu thích nghi với môi trường đại dương đã được thay thế bởi các dòng mới như thằn lằn đầu rắn (plesiosaur), thằn lằn sông Meuse (mosasaurus), rùa biển, hay quái vật ichthyosaur giống cá kiếm", nghiên cứu sinh Dirley Cortes tại Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian nói thêm.


Trong quá trình khai quật hóa thạch Kyhytysuka sachicarum, nhóm nghiên cứu còn phát hiện thêm một số loài mới, cho thấy khu vực Villa de Leyva của Colombia là một điểm nóng đa dạng sinh học cổ đại, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của các hệ sinh thái biển trong thời kỳ chuyển tiếp quan trọng của kỷ Phấn trắng.


Đoàn Dương (Theo Sci-News/Scitech Daily)









Hoa thach 130 trieu nam cua sinh vat giong ca kiem khong lo


Cac nha co sinh vat hoc cong bo phat hien mot loai than lan ca tien su chua tung duoc biet toi song trong ky Phan trang som.

Hóa thạch 130 triệu năm của sinh vật giống cá kiếm khổng lồ

Các nhà cổ sinh vật học công bố phát hiện một loài thằn lằn cá tiền sử chưa từng được biết tới sống trong kỷ Phấn trắng sớm.
Hóa thạch 130 triệu năm của sinh vật giống cá kiếm khổng lồ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: