Tàu lấy mẫu vật Hằng Nga 5 tiếp cận khu vực Ocean of Storms của Mặt Trăng hôm 1/12, theo thông báo của Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA).
Hằng Nga 5 đáp xuống Mặt Trăng vào 22h11 tối ngày 1/12 theo giờ Hà Nội, gần Mons Rümker, một ngọn núi ở Ocean of Storms (hay còn gọi là Oceanus Procellarum). Tàu thăm dò đã triển khai pin mặt trời và ăng-ten không lâu sau khi bắt đầu hoạt động trên Mặt Trăng. Hai trong số 4 module của tàu Hằng Nga 5 nặng 8.200 kg tiếp đất gồm trạm đổ bộ và phương tiện cất cánh. Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, trạm sẽ dành vài ngày tới để thu thập 2 kg vật chất từ Mặt Trăng, một phần mẫu vật được khoan từ độ sâu 2 mét bên dưới mặt đất.Sau đó, mẫu vật sẽ được chuyển cho phương tiện cất cánh để phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng, giao cho tàu bay quanh quỹ đạo và khoang hồi quyển. Khoang hồi quyển sẽ kéo mẫu đất và bụi về Trái Đất, hạ cánh xuống Nội Mông vào giữa tháng 12/2020, đánh dấu lần đầu tiên tàu vũ trụ mang mẫu vật Mặt Trăng trở về từ năm 1976, khi tàu Luna 24 của Liên bang Xô Viết vận chuyển 170 g vật chất.Tàu Hằng Nga 5 phóng vào ngày 23/11 và đã thực hiện nhiều hoạt động trong vài tuần ngắn ngủi do nhu cầu năng lượng bị hạn chế. Trạm đổ bộ của tàu vận hành nhờ năng lượng Mặt Trời, do đó nó phải hoàn thành mọi công việc lâu nhất trong vòng hai tuần, trước khi Mặt Trời lặn ở Mons Rümker. Một ngày trên Mặt Trăng bằng khoảng 29 ngày Trái Đất, vì vậy phần lớn khu vực được chiếu sáng liên tục trong 2 tuần, theo sau là 2 tuần chìm trong bóng tối.Hằng Nga 5 là nhiệm vụ mới nhất trong chương trình khám phá Mặt Trăng tự động của Trung Quốc. Tàu bay quanh quỹ đạo Hằng Nga 1 và 2 phóng vào năm 2007 và 2010. Tàu Hằng Nga 3 đưa trạm đổ bộ - robot tự hành đáp xuống nửa sáng của Mặt Trăng vào tháng 12/2013. Nhiệm vụ T1 của tàu Hằng Nga 5 đưa nguyên mẫu khoang hồi quyển bay quanh Mặt Trăng và trở lại Trái Đất vào tháng 10/2014. Tháng 1/2019, bộ đôi trạm đổ bộ - robot tự hành của tàu Hằng Nga 4 lần đầu tiên hạ cánh nhẹ nhàng xuống nửa tối gần như chưa được khám phá của Mặt Trăng và hiện nay vẫn còn hoạt động.Dù Hằng Nga 5 có thời gian hoạt động rất ngắn, nhiệm vụ được thiết kế để tạo ra tác động lâu dài. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu 382 kg vật chất Mặt Trăng do tàu Apollo của NASA đưa về Trái Đất từ năm 1969 đến 1972. Một số mẫu vật của tàu Apollo đến từ Oceanus Procellarum, đồng bằng núi lửa khổng lồ mà tàu Apollo 12 từng khám phá vào cuối năm 1969. Nhưng mẫu đá ở Mons Rümker hình thành cách đây 1,2 tỷ năm trong khi tất cả mẫu vật mà phi hành đoàn Apollo thu thập đều trên 3 triệu năm tuổi. Do đó, tàu Hằng Nga 5 sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu những gì xảy ra ở cuối lịch sử của Mặt Trăng cũng như quá trình tiến hóa của Trái Đất và hệ Mặt Trời.An Khang (Theo Space)
Tàu Trung Quốc tới quỹ đạo Mặt Trăng sau 112 giờTrung Quốc phóng tàu mang mẫu vật Mặt Trăng về Trái Đất
Tau Hang Nga 5 ha canh thanh cong xuong Mat Trang
Tau lay mau vat Hang Nga 5 tiep can khu vuc Ocean of Storms cua Mat Trang hom 1/12, theo thong bao cua Cuc Vu tru Quoc gia Trung Quoc (CNSA).
Tàu Hằng Nga 5 hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng
By www.tincongnghe.net
Tàu lấy mẫu vật Hằng Nga 5 tiếp cận khu vực Ocean of Storms của Mặt Trăng hôm 1/12, theo thông báo của Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA).