Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi phế cho đến khi được dùng món này!

Một trải nghiệm vượt kỳ vọng từ Xiaomi Buds 5 Pro với thiết kế đeo chắc chắn, chất âm tốt, tuy vẫn còn một vài hạn chế nhỏ nhưng nhìn tổng thể đây là một mẫu tai nghe không dây tốt.


Tháng 3 vừa qua, khi CEO Lu Weibing của Xiaomi tuyên bố rằng Xiaomi Buds 5 Pro có chất âm tốt nhất trong tầm giá dưới 14 triệu đồng, tôi chỉ biết hoài nghi. Trong giới chơi âm thanh, Xiaomi không phải cái tên để người ta kỳ vọng về tuning nghiêm túc hay trải nghiệm audiophile thực thụ. Những lần chạm mặt trước đây với các mẫu tai nghe Xiaomi hay Redmi khiến tôi không kỳ vọng gì nhiều, âm thanh thường bị đẩy bass quá đà, chi tiết kém và dải động khá hạn chế.


Ấy vậy mà, sau vài ngày sử dụng thực tế, tôi phải thừa nhận rằng Xiaomi Buds 5 Pro là một thứ gì đó khác hẳn và xứng đáng được ghi nhận.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 1.

Xiaomi Buds 5 Pro


Thiết kế công thái học tốt, chống ồn ổn


Ấn tượng ban đầu khi mở hộp là Buds 5 Pro sở hữu một thiết kế khá tinh gọn, thực dụng. Phần housing có độ vát hợp lý, eartip silicon mềm và ống dẫn âm được thiết kế thon gọn, cho phép tai nghe đi sâu vào ống tai vừa đủ để tạo một seal chắc chắn. Với trọng lượng 5,6g mỗi bên, Buds 5 Pro cho cảm giác đeo rất ổn định, gần như không tạo điểm áp lực nào quá mức trên vành tai, yếu tố cực kỳ quan trọng với người hay đeo tai nghe lâu.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 2.
Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 3.

Thiết kế của Xiaomi Buds 5 Pro khá bóng bẩy, phiên bản chúng tôi đang có trong bài viết này là phiên bản màu xám với phần vỏ tráng gương khá đẹp mắt


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 4.

Trọng lượng hộp sạc là khoảng 52 grams


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 5.

Mỗi bên tai nghe nặng khoảng 5,9 grams, không hẳn là một trọng lượng quá nhẹ nhưng vẫn cho cảm giác đeo thoải mái


Trước đây tôi từng đeo nhiều tai nghe in-ear của các hãng như Sony, Apple, JBL, Samsung... thì chỉ có AirPods của Apple là khiến cho tai tôi thực sự thoải mái khi đeo lâu dài, hầu hết các tai nghe khác đều khiến cho tai tôi trở nên mỏi, nhức sau chỉ khoảng 3 - 4 giờ đeo liên tục.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 6.

Tai nghe dùng thiết kế in-ear để tối ưu khả năng chống ồn và chất âm


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 7.

Eartip có thể tháo ra và thay thế dễ dàng tùy theo tai mỗi người


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 8.

Cảm giác đeo khá thoải mái với phần housing được thiết kế công thái học. Tôi có thể đeo cả buổi tai nghe này mà không thấy khó chịu


Phần yếu tố chống ồn thụ động (passive isolation) của Buds 5 Pro được cải thiện đáng kể so với các mẫu bán in-ear trước đây của Xiaomi. Khi đeo đúng, tai nghe đã tự cách ly được kha khá tiếng ồn môi trường ngay cả khi chưa bật ANC và bật nhạc.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 9.

Tai nghe có khả năng chống ồn thụ động tốt nhờ eartip silicon được thiết kế bám khít vào lỗ tai


Điểm trừ nhẹ nằm ở cơ chế điều khiển bằng cử chỉ bóp. Xiaomi thiết kế lực bóp khá nặng tay, phản hồi vật lý không đủ sắc nét, thiếu cảm giác "clicky" cần có cho các thao tác điều khiển mù (blind control) mà người nghe chuyên nghiệp thường yêu cầu. Điểm này so với AirPods Pro thì Xiaomi vẫn còn cần phải cải thiện thêm.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 10.

Xiaomi Buds 5 Pro có cơ chế điều hướng bằng cử chỉ bóp giống AirPods, tuy nhiên trải nghiệm bóp lại chưa thực sự tối ưu


Chất âm: Dải mid tự nhiên, treble sạch, bass kiểm soát nhưng thiếu độ nén


Xét về cấu hình phần cứng, Xiaomi Buds 5 Pro trang bị hệ thống coaxial triple driver gồm dynamic driver 11mm, planar diaphragm và ceramic tweeter. Nói dễ hiểu hơn, sự kết hợp này có tiềm năng mang lại một trình diễn dải tần rộng và kiểm soát hài hoà giữa các dải âm.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 11.

Phần cứng cao cấp với hệ thống driver chất lượng cao của Xiaomi Buds 5 Pro hứa hẹn chất âm ấn tượng


Khi nghe thực tế, tôi nhận thấy chất âm của Buds 5 Pro hướng tới một kiểu khá cân bằng. Dải mid được tái hiện tự nhiên, vocal forward vừa phải, không bị nasal (khịt khịt) hay mỏng tiếng. Texture của giọng hát và nhạc cụ mộc như guitar, piano được thể hiện khá rõ, cho thấy Xiaomi lần này đã chú trọng hơn vào tính liền mạch, mượt mà ở dải mid (midrange coherence) thay vì chỉ chạy theo hiệu ứng.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 12.

Tôi khá bất ngờ với chất âm của Xiaomi Buds 5 Pro ở lần nghe thử đầu tiên


Dải âm cao của Buds 5 Pro có độ mở khá tốt, tạo cảm giác thoáng đãng vừa phải. Các âm thanh kim khí như tiếng chập chõa (cymbals) hay nhạc cụ dây được tái hiện sạch sẽ, rõ ràng, không bị chói gắt hay sibilance (hiện tượng âm "s" và "sh" bị đẩy quá mạnh) ngay cả khi nghe ở mức âm lượng cao. Tuy nhiên, phần âm cao trên cùng có xu hướng giảm nhẹ (hiện tượng roll-off), khiến không gian âm thanh (soundstage) chưa mở rộng như kỳ vọng.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 13.

Dùng Xiaomi Buds 5 Pro nghe nhạc mainstream cực kỳ ổn áp


Dải trầm của Buds 5 Pro khiến tôi có chút tiếc nuối. Phần siêu trầm (sub-bass) bị suy giảm sớm, trong khi dải trầm trung (mid-bass) được kiểm soát khá tốt, không bị tràn lấn lên dải trung (midrange). Tuy vậy, tiếng bass lại thiếu độ nảy và lực đẩy cần thiết để làm trọn vẹn những bản nhạc đòi hỏi độ động lớn. Kết cấu tiếng trầm (bass texture) nghe hơi mỏng, thiếu độ "nặng" và sự tác động vật lý (visceral impact) mà những ai yêu thích các thể loại như EDM, hip-hop hay nhạc giao hưởng với phần trống mạnh sẽ mong đợi.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 14.

Tai nghe xử lý bass ở mức khá, chưa đạt được kỳ vọng của tôi về độ chất của dải bass, nhưng như vậy đã là quá đủ dùng với người dùng phổ thông


Một điểm cộng nhẹ là cách tinh chỉnh âm thanh mặc định của Buds 5 Pro không quá thiên lệch theo kiểu V-shape như nhiều mẫu tai nghe không dây phổ thông khác. Với việc chỉnh EQ trong ứng dụng, tôi có thể tăng nhẹ dải trầm trung để bù lại phần thiếu hụt, nhưng giới hạn về khả năng tái tạo siêu trầm của dynamic driver trên Buds 5 Pro vẫn là điều khó có thể thay đổi.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 15.

Sử dụng điện thoại Xiaomi hoặc tải app Xiaomi Earbuds để tùy chỉnh EQ theo sở thích cá nhân


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 16.
Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 17.
Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 18.
Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 19.

Ứng dụng Xiaomi Earbuds cho phép tùy chỉnh khá nhiều


Tính năng: Hiện đại, nhưng có giới hạn


Xiaomi Buds 5 Pro hỗ trợ aptX Lossless streaming qua Bluetooth 5.4, với bitrate đạt 2,1Mbps ở điều kiện lý tưởng. Trong thực tế, khi stream Tidal HiFi Plus trên thiết bị hỗ trợ, tôi nhận thấy độ chi tiết tổng thể có cải thiện nhẹ so với AAC hay SBC tiêu chuẩn. Tuy nhiên, độ lợi thực tế không thể so sánh với kết nối có dây hay những codec cao cấp hơn như LDAC 990kbps.


Ngoài phiên bản Bluetooth tiêu chuẩn, Xiaomi Buds 5 Pro còn có thêm bản hỗ trợ Wi-Fi, cho phép stream nhạc ở bitrate cao hơn, tuy nhiên tôi lại không có trong tay phiên bản này nên chưa thể đánh giá kỹ chất âm qua Wi-Fi có thực sự được cải thiện rõ rệt hay không.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 20.

Với hạn chế của chuẩn Bluetooth thì về cơ bản chất âm của Xiaomi Buds 5 Pro có thể coi như là tốt nhất trong phân khúc tai nghe bluetooth hiện nay, nếu muốn chất âm cải thiện hơn nữa, bạn có thể chọn mua bản Wi-Fi để stream nhạc HQ qua Wi-Fi, lúc này bitrate sẽ cao hơn


ANC trên Buds 5 Pro đạt mức tốt. Với âm thanh nền ồn 60 - 70dB như trong quán cà phê hay tàu điện ngầm, tai nghe giảm được khoảng 80% tiếng ồn thấp tần. High-frequency noises (âm thanh tần số cao) như tiếng gõ bàn phím, tiếng nói chuyện gần thì ANC giảm được ít hơn, nhưng passive isolation tốt bù đắp được phần nào.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 21.

Khả năng chống ồn của Xiaomi Buds 5 Pro tôi đánh giá là rất tốt. Tôi ngồi ở quán cafe rất ồn, có cả tiếng trẻ em nô đùa thì bật ANC, bật nhạc với âm lượng ở mức 80% thì gần như không còn nghe thấy gì ở xung quanh nữa


Tính năng Spatial Audio với head-tracking hoạt động tốt, nhưng rõ ràng vẫn là một hiệu ứng mang tính trải nghiệm hơn là một nâng cấp âm học thực sự. Tính năng ghi âm giọng nói bằng tai nghe cũng là điểm cộng nhỏ, đặc biệt với những ai cần ghi chú nhanh trong công việc.


Thời lượng pin: Hợp lý cho nhu cầu di động


Với việc tắt ANC, tôi dễ dàng đạt được hơn tám giờ nghe liên tục, đúng như công bố. Khi bật ANC và sử dụng aptX Lossless, thời lượng tụt còn khoảng 6,5 đến 7 giờ, vẫn nằm trong ngưỡng ổn cho một mẫu true wireless cao cấp. Hộp sạc mang lại tổng cộng 40 giờ sử dụng, hỗ trợ sạc nhanh và sạc không dây chuẩn Qi, một điểm cộng lớn cho người dùng di động.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 22.

Thời lượng pin của tai nghe ở mức tốt, với nhu cầu nghe nhạc khoảng 4 tiếng một ngày thì Xiaomi Buds 5 Pro đáp ứng tốt nhu cầu này của tôi


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 23.

Tai nghe có thể được sạc luôn bằng dây USB-C của điện thoại


Tổng kết


Nhìn nhận từ góc độ một người chơi âm thanh, Xiaomi Buds 5 Pro không phải là mẫu true wireless tạo ra đột phá ở tầm giá. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung thị trường, đây là sản phẩm cực kỳ chỉn chu và có tuning tử tế, hơn hẳn những gì tôi từng kỳ vọng từ Xiaomi.


Nếu bạn ưu tiên midrange tự nhiên, treble sạch sẽ và một chất âm cân bằng, Buds 5 Pro là lựa chọn rất đáng tham khảo trong phân khúc giá dưới 2 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu nhu cầu của bạn thiên về bass impact mạnh, sub-bass sâu hoặc sân khấu âm thanh cực rộng, sẽ cần phải nhìn đến những lựa chọn cao cấp hơn, hoặc tai nghe wired audiophile chuyên dụng, ở khoản này thì rõ ràng Xiaomi khó có thể cạnh tranh được với phân khúc tai nghe chuyên audio.


Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!- Ảnh 24.

Xiaomi Buds 5 Pro đáp ứng rất tốt nhu cầu sử dụng của người dùng phổ thông nếu bạn chỉ cần nghe mainstream với chất lượng cao nhất mà tai nghe này có thể làm được


Dù vậy, với mức giá khoảng hơn 5 triệu đồng cho phiên bản Bluetooth, tôi tin rằng Xiaomi Buds 5 Pro đã có thể làm hài lòng tới 90% người nghe phổ thông và cả những audiophile tương đối khó tính, miễn là bạn biết mình đang tìm kiếm điều gì.


GIAN HÀNG CHÍNH HÃNG XIAOMI VIỆT NAM:



TAI NGHE KHÔNG DÂY XIAOMI BÁN CHẠY:• Giá bán sản phẩm có thể thay đổi mà không báo trước• Áp mã giảm giá của Shopee để có giá rẻ hơn



Lấy link







Toi da tuong tai nghe Xiaomi "phe" cho den khi duoc dung mon nay!


Mot trai nghiem vuot ky vong tu Xiaomi Buds 5 Pro voi thiet ke deo chac chan, chat am tot, tuy van con mot vai han che nho nhung nhin tong the day la mot mau tai nghe khong day tot.

Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi "phế" cho đến khi được dùng món này!

Một trải nghiệm vượt kỳ vọng từ Xiaomi Buds 5 Pro với thiết kế đeo chắc chắn, chất âm tốt, tuy vẫn còn một vài hạn chế nhỏ nhưng nhìn tổng thể đây là một mẫu tai nghe không dây tốt.
Tôi đã tưởng tai nghe Xiaomi phế cho đến khi được dùng món này!
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: