Phó thủ tướng đặt hàng nghiên cứu về địa kỹ thuật

Hà Nội - Phát biểu trước hơn 200 chuyên gia, nhà khoa học quốc tế sáng 14/12, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đặt hàng nghiên cứu về địa kỹ thuật để cung cấp dữ liệu cho quy hoạch cũng như phát triển công trình ngầm tại Việt Nam.


Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc hội nghị Geotec Hanoi 2023 (GH 2023) "Địa kỹ thuật vì sự phát triển hạ tầng bền vững" sáng 14 /12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Hội nghị do Tập đoàn Fecon phối hợp cùng Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam, Trường Đại học Thủy Lợi, Hội Địa kỹ thuật Nhật Bản và Viện Dầu Khí Việt Nam tổ chức.


Mở đầu bài phát biểu ông nhắc tới thảm họa động đất hôm 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và biên giới Syria đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50 nghìn người và đẩy hàng triệu người vào cảnh màn trời, chiếu đất trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng với những tai biến địa chất đang đe dọa đời sống, sinh kế của người dân ở rất nhiều nơi trên toàn cầu. Cùng với đó, yêu cầu chuyển đổi mô hình phát triển cũng đặt ra bài toàn tối ưu hóa trong sử dụng các nguồn tài nguyên và không gian phát triển đối với mỗi quốc gia.


Theo đó lĩnh vực địa kỹ thuật được Phó thủ tướng cho là "chìa khóa để giải quyết các thách thức". Nó sẽ bao gồm cả khoa học Trái Đất và khoa học công trình, từ cơ học đất, địa chất, kết cấu, nền móng, công trình ngầm và không gian ngầm... Ông kỳ vọng sự tham gia của hơn 200 diễn giả là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới là cơ hội để chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới, hợp tác để có phòng thí nghiệm chung. Ông cũng mong các doanh nghiệp kết nối đầu tư đưa các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm ra thị trường.


Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và đang trong tiến trình đô thị hóa, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Ông cho biết Chính phủ lựa chọn chuyển đổi theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và "đang chú trọng nghiên cứu địa kỹ thuật để tối ưu hóa trong sử dụng tài nguyên, vật liệu; phát triển không gian ngầm tại các đô thị...".


Ông đánh giá cao và kỳ vọng từ hội nghị sẽ có những đóng góp, khuyến nghị cụ thể cho Chính phủ trong xây dựng chính sách, chiến lược và các giải pháp để góp phần hoàn thành một trong các nhiệm đột phá chiến lược phát triển của Việt Nam đó là phát triển kết cấu hạ tầng nhanh, xanh và bền vững.


Tại Việt Nam, nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn đang được xây dựng. Trong đó có các tuyến tàu điện ngầm; hệ thống thoát nước ngầm tại Hà Nội và TP HCM. Việt Nam cũng đang nghiên cứu tuyến tàu cao tốc dọc đất nước. Các dự án về năng lượng gió và các dự án năng lượng tái tạo khác cũng đang được hướng tới. Mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi là 6 GW vào năm 2023 và 90 GW vào năm 2050. Theo ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Fecon, Trưởng ban tổ chức GH 2023, điều này đòi hỏi nỗ lực lớn của các kỹ sư địa kỹ thuật. Trong bối cảnh đó "các dự án cơ sở hạ tầng đang được quan tâm hơn nhằm giảm bớt ảnh hưởng của nước biển dâng, chống xói mòn bờ biển, bờ sông", ông Khoa nói và cho biết lần thứ 5 tổ chức hội nghị quy tụ hàng trăm chuyên gia đầu ngành thế giới cũng với mục đích hợp tác, chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực.


Tại hội nghị nhiều chuyên gia hàng đầu của thế giới chia sẻ những bài giảng chính như Giáo sư Rainer Massarsch (Thụy Điển), Giáo sư Alessandro Mandolini (Ý), Giáo sư Giulia Viggiani (Anh), Giáo sư Antonio Gens (Tây Ban Nha), Giáo sư Mitsu Okamura (Nhật Bản), và Giáo sư Richard Jardine (Anh). Các bài giảng đặc biệt được mời bởi tiến sĩ Marc Ballouz, Chủ tịch ISSMGE và Giáo sư Keh-Jian Shou, Phó Chủ tịch ISSMGE khu vực châu Á.


Ngoài các bài giảng chung, có 6 chuyên đề kỹ thuật về nền móng sâu, đường hầm và không gian ngầm, cải tạo mặt đất, giám sát và lập mô hình địa kỹ thuật, sạt lở đất và xói mòn, năng lượng gió ngoài khơi và địa kỹ thuật ven biển.


Bên lề sự kiện còn có 55 gian hàng triển lãm các công nghệ mới trong lĩnh vực thi công, các vật liệu mới cũng như các giải pháp sẵn sàng ứng dụng và chuyển giao. Hội nghị và triển lãm kéo dài trong 2 ngày 14 và 15/12.


Ban tổ chức cho biết, có gần 300 bài trình bày của hơn 800 tác giả và nhóm tác giả đến từ 41 quốc gia trên thế giới gửi đến hội nghị. Hội đồng khoa học đã chấp nhận 208 bài (số lượng này tăng 15% so với hội nghị năm 2019). Các báo cáo sẽ được phát hành bởi Nhà xuất bản Springer - một trong những NXB hàng đầu thế giới chuyên sâu về giáo dục và nghiên cứu toàn cầu.


Hải Minh









Pho thu tuong dat hang nghien cuu ve dia ky thuat


Ha Noi - Phat bieu truoc hon 200 chuyen gia, nha khoa hoc quoc te sang 14/12, Pho thu tuong Tran Hong Ha dat hang nghien cuu ve dia ky thuat de cung cap du lieu cho quy hoach cung nhu phat trien cong trinh ngam tai Viet Nam.

Phó thủ tướng đặt hàng nghiên cứu về địa kỹ thuật

Hà Nội - Phát biểu trước hơn 200 chuyên gia, nhà khoa học quốc tế sáng 14/12, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đặt hàng nghiên cứu về địa kỹ thuật để cung cấp dữ liệu cho quy hoạch cũng như phát triển công trình ngầm tại Việt Nam.
Phó thủ tướng đặt hàng nghiên cứu về địa kỹ thuật
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: