Quỹ Nafosted thúc đẩy công bố quốc tế của Việt Nam tăng

Quỹ Nafosted sau 15 năm tài trợ cho các nghiên cứu khoa học cơ bản, tự nhiên và kỹ thuật, góp phần đưa công bố quốc tế của Việt Nam tăng trung bình 20%/năm.


Thông tin được chia sẻ tại hội nghị tổng kết 20 năm thành lập, 15 năm hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) tổ chức ngày 6/12.


Ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc cơ quan điều hành Quỹ Nafosted, cho biết hàng năm Quỹ sử dụng gần 2% tổng chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ làm kinh phí tài trợ cho các đề tài nghiên cứu. Mục tiêu góp phần đưa hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam nâng cao chất lượng theo hướng hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và thúc đẩy phát triển các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam.


Từ 2008, mỗi năm Quỹ tài trợ gần 300 đề tài giúp số lượng công bố quốc tế tăng trung bình 20%/năm, đưa Việt Nam từ không có thứ hạng trên bảng xếp hạng GII đến xuất hiện và tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng theo từng năm.


Riêng giai đoạn 2019-2022, hội đồng khoa học của quỹ họp xét chọn 1.118 hồ sơ, nghiệm thu 844 đề tài. Có 861 công bố trên các tạp chí ISI uy tín và 1623 bài báo quốc tế uy tín.


Sau 15 năm hoạt động "Quỹ được cộng đồng khoa học ghi nhận và trở thành kênh tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học có uy tín", ông Nguyên nói.


Thiếu tướng, GS. TS Trần Xuân Nam, Học viện Kỹ thuật quân sự, Hội đồng ngành khoa học thông tin và máy tính, cho biết tham gia từ những ngày đầu thấy Quỹ đã tạo dựng được môi trường nghiên cứu minh bạch, bình đẳng thể hiện từ quá trình duyệt hồ sơ, các tiêu chí đánh giá nghiệm thu. GS Nam ghi nhận, thông qua các tài trợ của Quỹ góp phần nâng cao vị thế vai trò nghiên cứu cơ bản của Việt Nam.


PGS.TS Nguyễn Thị Mộng Điệp, Trường Đại học Quy Nhơn cũng ghi nhận Nafosted đã đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trẻ nói chung, cá nhân chị nói riêng. PGS Điệp cho biết, sau khi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, trở về nước, mong muốn được cống hiến. Tuy nhiên để có kinh phí nghiên cứu không phải chuyện dễ dàng. Trong bài phát biểu PGS Điệp nhiều lần nhắc về việc được hỗ trợ kinh phí đã giúp chị theo đuổi ước mơ làm khoa học trong nước.


Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái, Chủ tịch HĐQL Quỹ đánh giá cao các kết quả Quỹ đã đạt được cũng như ghi nhận từng cá nhân đã có nhiều đóng góp, khai sinh, đặt nền móng cho Quỹ từ những ngày đầu thành lập. Ông cho rằng Quỹ đã trở thành điểm sáng, tin cậy góp phần tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi và lành mạnh của Việt Nam.


Ông cho biết, về chuyên môn Quỹ áp dụng chuẩn mực quốc tế, đánh giá thông qua hội đồng khoa học có trình độ chuyên môn cao, các thủ tục thanh quyết toán tài chính được đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học. Kết quả tài trợ, hỗ trợ của Quỹ đã có tác động đối với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ trên cả nước.


Thông qua nguồn tài trợ này, mỗi năm có khoảng 1.500 - 2.000 nhà khoa học ở 200 -300 trường đại học, viện nghiên cứu được tạo điều kiện thực hiện các nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật trong nước và quốc tế. Nhờ vậy "nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và công nghệ trình độ cao tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng", ông Thái nói. Số lượng các nhà khoa học trẻ được giao đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia và tương đương ngày càng gia tăng nhanh chóng.


Trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Thái yêu cầu Quỹ khẩn trương nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hàng lang pháp lý, tháo gỡ vướng mắc để có thể vận hành theo đúng thiết kế ban đầu là một cơ quan tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu chuẩn mực quốc tế; thu hút và tiếp nhận được nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách nhà nước, đáp ứng các đặc thù trong hoạt động triển khai nghiên cứu.


Ông mong muốn với định hướng hội nhập quốc tế, Quỹ cần tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các nhà khoa học trẻ, hỗ trợ kết nối mạng lưới hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu thông qua các nhiệm vụ được tài trợ và chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia.


Quỹ Nafosted được Chính phủ thành lập năm 2003, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý và điều hành. Quỹ được thiết kế là một cơ quan tài trợ nghiên cứu khoa học công nghệ theo mô hình Quỹ nghiên cứu quốc gia Thụy Sỹ. Định hướng tài trợ nghiên cứu theo hướng hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, gia tăng chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước. Cơ cấu phân bổ kinh phí của quỹ trong giai đoạn 2014 về trước được cấp tối đa 300 tỷ đồng mỗi năm. Sau năm 2014 quỹ được cấp tối đa 500 tỷ đồng mỗi năm. Giai đoạn hiện nay Quỹ được cấp thực tế khoảng 300 tỷ đồng.


Hải Minh









Quy Nafosted thuc day cong bo quoc te cua Viet Nam tang


Quy Nafosted sau 15 nam tai tro cho cac nghien cuu khoa hoc co ban, tu nhien va ky thuat, gop phan dua cong bo quoc te cua Viet Nam tang trung binh 20%/nam.

Quỹ Nafosted thúc đẩy công bố quốc tế của Việt Nam tăng

Quỹ Nafosted sau 15 năm tài trợ cho các nghiên cứu khoa học cơ bản, tự nhiên và kỹ thuật, góp phần đưa công bố quốc tế của Việt Nam tăng trung bình 20%/năm.
Quỹ Nafosted thúc đẩy công bố quốc tế của Việt Nam tăng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: