Đầu tiên, nó được cho là do tên lửa SpaceX, Falcon 9 gây nên. Hóa ra, đây là hậu quả từ sứ mệnh Chang'e 5-T1 của Trung Quốc, hệ thống đẩy của tên lửa đã gặp sự cố và nó có thể đã rơi xuống bề mặt Mặt Trăng mà không được khai báo.
Tiến sĩ Tanner Campbell, Đại học Arizona, lưu ý rằng đây là lần đầu tiên một miệng núi lửa đôi được quan sát thấy sau một vụ va chạm như vậy.
Phân tích dấu hiệu ánh sáng và chuyển động của tên lửa đẩy khiến các nhà nghiên cứu, tin rằng một vật thể không xác định, có thể là bộ phận đối trọng, được gắn vào tên lửa đẩy để ổn định quỹ đạo tên lửa đã rơi xuống.
Vật thể được xác định lần đầu tiên là WE0913A, nó đã được theo dõi trong bảy năm trước khi bị rơi.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kính viễn vọng mạnh mẽ để quan sát những thay đổi từ sự phản xạ ánh sáng của bộ tăng áp tên lửa, giúp theo dõi chuyển động của nó. Kết quả cho thấy, bộ phận này đã rơi xuống Mặt Trăng.
Sau vụ va chạm, quá trình quan sát hai miệng núi lửa mới được tạo ra, đã cung cấp thêm manh mối hỗ trợ cho lý thuyết này. Tuy nhiên, bản chất chính xác của đối tượng này vẫn chưa được biết.
Trung Quốc thường kín đáo trong việc thông tin chi tiết các sứ mệnh của mình, quốc gia tỷ dân có thể đã không tiết lộ về sự cố. Bí ẩn này nhấn mạnh tầm quan trọng liên quan đến sự minh bạch của các sứ mệnh Mặt Trăng trong tương lai.
Ý nghĩa của khám phá này là rất lớn, nó không chỉ đối với sự hiểu biết về các mảnh vụn không gian và tác động của nó đối với các thiên thể mà còn đối với hoạt động minh bạch của các cơ quan vũ trụ.
Khi cuộc đua vào không gian ngày càng khốc liệt, việc hiểu và quản lý tốt hơn các vật thể được gửi vào không gian trở nên quan trọng.