Thành Cát Tư Hãn tàn sát nhiều người khiến thay đổi khí quyển

Thông qua những cuộc tấn công và tàn sát, đội quân của Thành Cát Tư Hãn khiến lượng carbon dioxide khổng lồ biến mất khỏi khí quyển, có thể khiến Trái Đất lạnh hơn.


Dựa trên lõi băng Nam Cực, các nhà khoa học đến từ Viện Carnegie ở Mỹ xác định có một sự sụt giảm đột ngột về lượng carbon trong khí quyển (khoảng 3 ppm) từ năm 1200 đến năm 1470 (ppm là part per million, có nghĩa là một phần một triệu, dùng để đo mật độ của chất nào đó trong một khối lượng hoặc thể tích cực nhỏ). Thời gian này tương ứng với lúc quân Mông Cổ xâm chiếm châu Á và đại dịch Cái chết đen ở châu Âu. Sự sụt giảm thứ hai ở mức 4,6 ppm cũng được phát hiện vào giữa năm 1560 và 1680, trùng lặp với sự kiện thuộc địa hóa châu Mỹ và sự sụp đổ của nhà Minh ở Trung Quốc, IFL Science hôm 16/11 đưa tin. Nhóm nghiên cứu công bố phát hiện trên tạp chí The Holocene.


Cả 4 sự kiện trên đều cướp đi vô số sinh mạng, khiến các nhà nghiên cứu băn khoăn liệu dân số toàn cầu giảm đột ngột có góp phần vào thay đổi ở nồng độ CO2 hay không. Theo họ, số lượng người giảm dẫn tới hạn chế chặt phá rừng, cho phép nhiều cây mọc hơn và đóng vai trò như bể carbon.


Nhằm tìm hiểu, nhóm nghiên cứu phục dựng thay đổi trong mô hình sử dụng đất trên toàn cầu từ năm 800 tới nay, kết hợp bản đồ nông nghiệp đã xuất bản và số liệu dân số. Trong số 4 sự kiện đã nêu, cuộc xâm lược của quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn khởi xướng vào năm 1200 và kéo dài tới năm 1380 có tác động lớn nhất tới khí hậu.


Theo các nhà nghiên cứu, quân đội Mông Cổ tàn sát khoảng 30% trong số 115 triệu người họ gặp trên đường tiến công, dẫn tới 142.000 km2 rừng mọc lại. Thảm thực vật tăng lên bất ngờ giúp loại bỏ 684 triệu tấn carbon trong khí quyển, kéo theo mức giảm 0,183 ppm trên toàn cầu. Ngược lại, đại dịch Cái chết đen chỉ khiến carbon trong khí quyển giảm 0,026 ppm. Trong khi đó, sự kiện thuộc địa hóa châu Mỹ và sự sụp đổ của nhà Minh làm lượng carbon giảm tương ứng là 0,013 và 0,048 ppm.


Dù vậy, không có sự kiện lịch sử nào kể trên có thể giải thích những thay đổi khí hậu ở lõi băng cổ đại. Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân là do cây cối thường mất hàng thập kỷ để trưởng thành. Dân số sẽ phục hồi và tiếp tục chặt phá rừng từ lâu trước khi cây mới có khả năng tác động tới nồng độ carbon.


Ngoài ra, dù mỗi sự kiện làm giảm số lượng người ở một khu vực cụ thể trên thế giới, lượng khí thải từ nơi khác trên hành tinh có khả năng bù trừ phần lớn carbon mất đi từ việc giảm chặt phá rừng. Các nhà nghiên cứu kết luận cuộc xâm lược của quân Mông Cổ chỉ khiến lượng khí carbon CO2 ngừng tăng tạm thời.


An Khang (Theo IFL Science)









Thanh Cat Tu Han tan sat nhieu nguoi khien thay doi khi quyen


Thong qua nhung cuoc tan cong va tan sat, doi quan cua Thanh Cat Tu Han khien luong carbon dioxide khong lo bien mat khoi khi quyen, co the khien Trai Dat lanh hon.

Thành Cát Tư Hãn tàn sát nhiều người khiến thay đổi khí quyển

Thông qua những cuộc tấn công và tàn sát, đội quân của Thành Cát Tư Hãn khiến lượng carbon dioxide khổng lồ biến mất khỏi khí quyển, có thể khiến Trái Đất lạnh hơn.
Thành Cát Tư Hãn tàn sát nhiều người khiến thay đổi khí quyển
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: