Dream Chaser có thể sớm thực hiện chuyến bay đầu tiên, nó đang được các kỹ sư thực hiện những điều chỉnh cuối cùng trước khi vận chuyển đến trung tâm vũ trụ NASA ở Ohio, phía đông bắc Hoa Kỳ.
Viên ngọc công nghệ tiếp tế cho ISS
Viên ngọc công nghệ này về cơ bản sẽ có chức năng phân phối hàng hóa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), nằm trên quỹ đạo ở độ cao 410km.
Theo Franceinfo, sau khi Trạm ISS được phá hủy, dự kiến vào năm 2031, máy bay sẽ tiếp tục phục vụ vận chuyển đồ tiếp tế cho hàng loạt trạm vũ trụ mới đang được xây dựng.
Có thể thấy, việc ra mắt máy bay Dream Chaser là minh chứng, Mỹ muốn bằng mọi giá duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp vũ trụ trước các đối thủ như Nga hay Trung Quốc. Mục tiêu của cỗ máy này được hiệu chỉnh để thực hiện các nhiệm vụ có thể kéo dài 6 tháng trong không gian.
Loại bỏ rác trong không gian
Rác thải trong không gian đang là vấn đề nan giải đối với các quốc gia trên thế giới, nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với các trạm vũ trụ hay nguy cơ rơi xuống Trái Đất.
Nhiều quốc gia đang chi không tiếc tiền cho các nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho việc loại bỏ rác ngoài vũ trụ. Công nghệ được trang bị trên Dream Chasefr hứa hẹn có thể giải quyết vấn đề này với chi phí rẻ, hiệu quả cao.
Ngoài việc máy bay không cần phi hành đoàn, một trong những điểm đặc biệt của nó nằm ở cấu trúc. Đôi cánh từ phương tiện này chỉ mở ra khi nó đi vào không gian. Giống như tàu Dragon do SpaceX phát triển, Dream Chasefr sẽ được đặt lên đỉnh của một tên lửa trong giai đoạn phóng từ mặt đất.
Sau khi được đưa vào quỹ đạo, phương tiện bay sẽ mở các tấm pin mặt trời có khả năng tạo ra năng lượng. NASA cũng dựa vào Dream Chaser để xử lý rác vũ trụ.
Do đó, một module đặc biệt được trang bị trên máy bay có thể thu được 1.850kg rác, sau đó nó sẽ chịu trách nhiệm đốt chất thải ngay trong bầu khí quyển Trái Đất.
Đây là một thiết bị mới nhằm mục đích tiêu hủy các mảnh vụn do hàng nghìn vệ tinh trong không gian thải ra.
Đánh dấu giai đoạn mới trong cuộc đua vào vũ trụ
Thời gian tới, máy bay Dream Chaser sớm được các kỹ sư tiến hành thử nghiệm tại Cơ sở thử nghiệm Neil Armstrong, một trung tâm đào tạo khổng lồ dành cho tàu vũ trụ, máy bay thế hệ mới.
Điều này giúp họ có thể kiểm tra các yếu tố kỹ thuật như những rung động âm thanh, khả năng chịu nhiệt độ khắc nghiệt hay độ ổn định của phương tiện này.
Sau đó, con tàu sẽ được đặt trong buồng chân không, đóng vai trò như màn dạo đầu trước cuộc thử nghiệm đầu tiên dự kiến vào tháng 4/2024. Nếu nhiệm vụ thành công, nó sẽ đánh dấu giai đoạn mới trong cuộc đua vào vũ trụ của Mỹ.
Hiện tại, Hoa Kỳ đang nóng lòng chờ đợi cuộc thử nghiệm tên lửa Starship mới của SpaceX. Sau nỗ lực thất bại đầu tiên vào tháng 4, tên lửa lớn nhất thế giới sẽ sớm bay trở lại. Song Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) vẫn chưa phê duyệt, cấp phép cho chuyến bay.