Nhà máy hút khí CO2 đầu tiên ở Mỹ

Nhà máy hút khí CO2 trực tiếp từ khí quyển của công ty Heirloom có công suất ban đầu là 1.000 tấn CO2/năm và sẽ nhanh chóng tăng quy mô.


Trong một nhà kho lộ thiên ở thung lũng Trung tâm tại California, những giá cao hơn 12 m chứa hàng trăm khay chứa đầy bột trắng sẽ trở nên cứng giòn khi hấp thụ carbon dioxide (CO2) từ bầu trời. Công ty khởi nghiệp xây dựng cơ sở này là Heirloom Carbon Technologies gọi đây là nhà máy thương mại đầu tiên tại Mỹ sử dụng công nghệ hút khí trực tiếp, bao gồm các khí nhà kính từ khí quyển. Một nhà máy khác đang hoạt động tại Iceland và vài chuyên gia cho biết công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng để đối phó biến đổi khí hậu, theo Yahoo.


Heirloom sẽ thu thập CO2 từ không khí và niêm phong vĩnh viễn trong bê tông, qua đó loại khí này không thể khiến hành tinh ấm lên. Để kiếm lợi nhuận, Heirloom bán tín chỉ loại bỏ carbon cho các công ty trả phí để bù vào lượng khí thải của chính họ. Microsoft đã ký hợp đồng với Heirloom nhằm loại bỏ 315.000 tấn CO2 trong khí quyển. Cơ sở đầu tiên của công ty tại Tracy mở cửa hôm 9/11 tương đối nhỏ. Nhà máy có thể hấp thụ tối đa 1.000 tấn CO2 mỗi năm, tương đương lượng khí thải từ khoảng 200 chiếc xe. Nhưng Heirloom hy vọng có thể nhanh chóng mở rộng quy mô.


Ý tưởng sử dụng công nghệ hút CO2 từ bầu trời đang dần trở thành hiện thực. Hàng trăm công ty khởi nghiệp đã ra đời. Những người phản đối cho rằng nhiều phương pháp nhân tạo nhằm loại bỏ CO2 từ khí quyển rất tốn kém với mức giá từ 600 USD/tấn và có thể đi chệch khỏi nỗ lực cắt giảm khí thải. Chuyên gia môi trường cảnh báo điều này có thể kéo dài việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.


Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc thử nghiệm công nghệ rất cần thiết. Các quốc gia đã trì hoãn cắt giảm lượng khí nhà kính quá lâu đến mức gần như không thể duy trì sự ấm lên toàn cầu ở mức cho phép trừ khi vừa cắt giảm khí thải vừa loại bỏ hàng tỷ tấn CO2 khỏi khí quyển vào giữa thế kỷ.


Tại nhà máy ở California, công nhân nung nóng đá vôi tới gần 900 độ C trong lò nung hoạt động bằng điện tái tạo. CO2 giải phóng từ đá vôi được bơm vào bể chứa. Phần oxit canxi còn sót lại trông như bột mỳ được hòa với nước và phun lên khay lớn. Sau đó, robot đặt khay lên những giá cao để tiếp xúc với không khí ngoài trời. Trong hơn 3 ngày, bột trắng hấp thụ CO2 và biến thành đá vôi lần nữa. Chu kỳ tiếp tục lặp lại.


Tại California, Heirloom hợp tác với CarbonCure, công ty chuyên trộn CO2 vào bê tông để biến nó thành khoáng chất và không thể thoát ra khí quyển. Trong dự án tương lai, Heirloom cũng lên kế hoạch bơm CO2 vào giếng lưu trữ dưới lòng đất và chôn vùi. Heirloom không tiết lộ chi phí chính xác, nhưng chuyên gia ước tính công nghệ hút khí trực tiếp hiện nay có chi phí 600 - 1.000 USD/tấn khí CO2, biến nó thành phương pháp tốn kém nhất để cắt giảm khí thải.


Heirloom đặt mục tiêu dài hạn là 100 USD/tấn và đạt điều đó thông qua tính kinh tế nhờ quy mô và bộ phận sản xuất hàng loạt. Đối với nhà máy tiếp theo, dự kiến đặt ở bang Louisiana, Heirloom sẽ sử dụng lò nung hiệu quả hơn và bố trí dày hơn để tiết kiệm chi phí đất.


An Khang (Theo Yahoo)









Nha may hut khi CO2 dau tien o My


Nha may hut khi CO2 truc tiep tu khi quyen cua cong ty Heirloom co cong suat ban dau la 1.000 tan CO2/nam va se nhanh chong tang quy mo.

Nhà máy hút khí CO2 đầu tiên ở Mỹ

Nhà máy hút khí CO2 trực tiếp từ khí quyển của công ty Heirloom có công suất ban đầu là 1.000 tấn CO2/năm và sẽ nhanh chóng tăng quy mô.
Nhà máy hút khí CO2 đầu tiên ở Mỹ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: