Kết nối các nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Việt Nam

Mạng lưới tế bào gốc Việt Nam (VNSCI) được hình thành, tổ chức chương trình đào tạo, hội nghị học thuật và đặt hàng nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc vào thực tế.


Thông tin được PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM nói về mục tiêu hoạt động của Mạng lưới tế bào gốc Việt Nam, ra mắt ngày 10/1. Mạng lưới có sứ mệnh kết nối các nhà nghiên cứu, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tế bào gốc. Đây được coi là nền tảng giúp tạo dựng cộng đồng mạnh, nơi các thành viên chia sẻ tri thức, hợp tác nghiên cứu, phát triển các ứng dụng tế bào gốc, góp phần thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực tế bào gốc Việt Nam.


PGS Phúc nói năm 2001, mạng lưới tế bào gốc của Canada ra đời đầu tiên trên thế giới. Đến nay khái niệm Stem Cell Network đang trở nên rộng khắp nhiều quốc gia. Ông đánh giá, đây không là một hiệp hội mà là những cá nhân, tổ chức yêu tế bào gốc. Từ cơ sở này PGS Phúc đã ấp ủ ý tưởng thành lập mạng lưới tế bào gốc Việt Nam 5 năm trước. Ông kỳ vọng khi ra mắt mạng lưới sẽ đem lại những giá trị mới cho Việt Nam thông qua nhiều hoạt động kết nối cộng đồng.


Cụ thể, mạng lưới tế bào gốc Việt Nam sẽ xuất bản tài liệu thông tin hàng tháng miễn phí tới cộng đồng. Ấn phẩm cung cấp, cập nhật xu hướng nghiên cứu ứng dụng, các hoạt động kinh doanh, đầu tư cho ngành tế bào gốc trên thế giới và trong nước. PGS Phúc kỳ vọng VNSCI lan tỏa kiến thức, thúc đẩy nền công nghiệp tế bào gốc Việt Nam, giúp cộng đồng được thụ hưởng những thành tựu từ tế bào gốc mang lại.


Mạng lưới sẽ hợp tác mật thiết với cộng đồng tham gia để tìm kiếm các đặt hàng nghiên cứu từ phía cơ sở y tế, bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh. Các chuyên gia, nhà khoa học sẽ nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc giải quyết các bài toán đặt hàng. "Điều này nhằm giải quyết vấn đề các nghiên cứu về tế bào gốc không tìm được nơi ứng dụng", PGS Phúc nói.


Ông cho biết, trước mắt thông qua các chương trình đào tạo, hội thảo sẽ từng bước chuẩn hóa quá trình sản xuất tế bào gốc, nhằm đảm bảo chất lượng các sản phẩm đầu ra đồng đều. Đây là cơ sở để các đơn vị nghiên cứu và bệnh viện đồng thuận theo một tiêu chuẩn chung cho sản xuất các sản phẩm tế bào gốc. Hiện chưa có một chuẩn chung cho các sản phẩm lĩnh vực này.


Tại hội nghị, đại diện các bên trong VNSCI đã công bố các nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong chăm sóc sức khỏe thời gian qua.


TS Bạch Thị Thu Cúc, Trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Bưu điện cho biết trong hơn 5 năm qua đơn vị đã ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân hỗ trợ bệnh nhân hiếm muộn. Các chuyên gia bệnh viện Bưu điện đã lấy mẫu máu bệnh nhân hiếm muộn, tách chiết thành huyết tương giàu tiểu cầu sau đó bơm vào cơ thể người bệnh nhằm hỗ trợ quá trình làm tổ trong tử cung, giúp bệnh nhân có thai. Nghiên cứu giúp cải thiện tình trạng bệnh nhân hiếm muộn chuyển phôi nhiều lần nhưng không đậu thai.


Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh sử dụng tế bào gốc trung mô từ dây rốn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tế bào gốc trung mô dây rốn được cho có khả năng điều hòa miễn dịch cao, giúp giảm tần suất đợt cấp cho bệnh nhân.


Hà An









Ket noi cac nha nghien cuu te bao goc tai Viet Nam


Mang luoi te bao goc Viet Nam (VNSCI) duoc hinh thanh, to chuc chuong trinh dao tao, hoi nghi hoc thuat va dat hang nghien cuu ung dung te bao goc vao thuc te.

Kết nối các nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Việt Nam

Mạng lưới tế bào gốc Việt Nam (VNSCI) được hình thành, tổ chức chương trình đào tạo, hội nghị học thuật và đặt hàng nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc vào thực tế.
Kết nối các nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Việt Nam
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: