Lý do Nhật Bản tụt hậu trong cuộc đua năng lượng tái tạo

Địa lý đặc thù, thiên tai, cấu trúc thị trường điện là những yếu tố ngăn Nhật Bản chạy đua với các nước khác trong nỗ lực chuyển sang năng lượng tái tạo.


Sau khi sóng thần dẫn tới sự cố nóng chảy nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, hai nước Nhật Bản và Đức thực hiện những thay đổi triệt để trong chính sách năng lượng. Nhật đóng cửa ngành điện hạt nhân và bù đắp phần lớn lượng điện thiếu hụt bằng than đá. Đức tuyên bố loại bỏ năng lượng hạt nhân theo tiến trình chậm hơn với sự hỗ trợ của ngành điện gió và điện Mặt Trời. 12 năm sau, hai nước có sự khác biệt rõ rệt.


Tại Đức, sự phát triển bùng nổ của năng lượng tái tạo thúc đẩy tỷ lệ không thải khí carbon của ngành sản xuất điện lên 58% vào năm ngoái. Lượng khí thải trên bình quân đầu người giảm 21% so với mức năm 2010, thậm chí tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 14%/người.


Nhật Bản tụt hậu ở gần như mọi mặt. Gần như đi ngược với các nước phát triển khác, tỷ lệ năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong lưới điện của nước này tăng lên trong thập kỷ qua, đồng thời tỷ lệ không thải khí carbon giảm xuống 28%. Lượng khí thải chỉ giảm 8,6% trong khi GDP tăng hơn 9,4%. Trước khi chiến sự Ukraine nổ ra cắt đứt nguồn cung cấp khí gas từ Nga của Đức, người Nhật thậm chí phải trả nhiều hơn cho hóa đơn tiền diện. Vậy tại sao đất nước từng tổ chức ký kết Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải, quốc gia phát minh pin lithium-ion, xe lai điện và máy tính chạy bằng quang năng, lại thụt lùi như vậy?


Câu trả lời không gói gọn trong một lý do mà kết hợp nhiều yếu tố dường như không quan trọng khi tách riêng, nhưng lại trở thành chướng ngại vật đáng gờm nếu gộp chung lại. Một phần vấn đề của Nhật Bản nằm ở địa lý. Năng lượng tái tạo cần nhiều diện tích, nhưng địa hình núi non của Nhật Bản có nghĩa diện tích đất có thể sử dụng rất khan hiếm. Vùng đất nông nghiệp nuôi sống 126 triệu người, nơi phù hợp nhất với năng lượng tái tạo, hầu như không lớn hơn đảo Ireland hoặc nước Guatemala thưa dân hơn.


Vấn đề càng phức tạp hơn bởi thực tế 1/5 đất nông trại và 11% tổng diện tích của Nhật Bản chưa được đăng ký. Do quy định của luật thừa kế, những vùng đất lớn trong nước đang nằm dưới tên người chết suốt nhiều thế hệ. Tính kinh tế nhờ quy mô đóng vai trò quan trọng giúp giảm chi phí các dự án điện gió và điện mặt trời, nhưng điều đó chỉ khả thi nếu nhà phát triển có thể tập hợp nhiều miếng đất có chủ sở hữu. Đây là việc gần như bất khả thi do bạn không biết ai sở hữu miếng đất. Hai trang trại điện mặt trời lớn nhất Nhật Bản trên đất liền trước đây là đất lấn biển dùng làm đồng muối và xưởng đóng tàu. Tuy nhiên, không có nhiều địa điểm tương tự như vậy.


Động đất và mưa bão cũng có nghĩa dự án xây dựng quy mô lớn cần được xây với khả năng chịu thiên tai cực cao. Turbine gió cấp 3, thiết kế tương đối nhẹ phổ biến ở hầu hết các nước, hiếm khi được sử dụng ở Nhật Bản do nguy cơ bị phá hủy bởi gió mạnh.


Tuy nhiên, yếu tố lớn nhất có thể là cấu trúc của thị trường điện. Nhật Bản không có lưới điện quốc gia giống phần lớn những nước khác. Thay vào đó, đất nước có 10 công ty riêng biệt tương ứng với khu vực lịch sử, mỗi công ty hoạt động độc lập. Nhà phát triển muốn tận dụng điện mặt trời dư thừa ở Kyushu để cung cấp năng lượng tái tạo cho Tokyo phải thỏa thuận với 5 cơ sở riêng biệt nhằm đảo bảo có đủ cáp truyền điện, giúp đưa điện tới nơi có nhu cầu. Theo truyền thống, các cơ sở đó là những công ty tích hợp sở hữu mọi thứ từ máy phát điện và đường dây tới nhà bán lẻ điện. Cách tổ chức này khiến họ có rất ít động lực làm việc với các công ty năng lượng tái tạo khởi nghiệp có thể đe dọa công việc kinh doanh hiện nay của họ.


Kết quả là Nhật Bản là một trong số ít nơi trên thế giới mà năng lượng tái tạo vẫn chật vật nhằm vượt qua điện từ nhiên liệu hóa thạch. Chi phí điện gió trên bờ ở Nhật Bản cao gấp 3 lần so với ở Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Ban Nha, nên hầu như vắng mặt trên thị trường. Điện mặt trời trong 12 tháng qua giảm xuống dưới 100 USD/megawatt giờ, mức mà phần lớn quốc gia phát triển khác đã đạt được từ giữa thập kỷ vừa qua. Điều đó có nghĩa điện mặt trời cuối cùng có thể cạnh tranh với nhà máy than đá mới về mặt giá cả, nhưng vẫn tốn kém hơn so với dùng máy phát chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.


Theo kế hoạch năng lượng mới nhất của chính phủ Nhật Bản, vào năm 2030, nước này vẫn sử dụng 41% điện từ nhiên liệu hóa thạch. Nếu người dân địa phương tiếp tục phản đối khởi động lại lò phản ứng hạt nhân và nhu cầu về điện không giảm nhanh, turbine chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể chiếm 60% lượng sản xuất vào năm 2030, tương đương nước Đức vào năm 1990.


An Khang (Theo Japan Times)









Ly do Nhat Ban tut hau trong cuoc dua nang luong tai tao


Dia ly dac thu, thien tai, cau truc thi truong dien la nhung yeu to ngan Nhat Ban chay dua voi cac nuoc khac trong no luc chuyen sang nang luong tai tao.

Lý do Nhật Bản tụt hậu trong cuộc đua năng lượng tái tạo

Địa lý đặc thù, thiên tai, cấu trúc thị trường điện là những yếu tố ngăn Nhật Bản chạy đua với các nước khác trong nỗ lực chuyển sang năng lượng tái tạo.
Lý do Nhật Bản tụt hậu trong cuộc đua năng lượng tái tạo
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: