Đề xuất của Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) sẽ buộc các công ty như Alphabet (Google), Apple, PayPal và CashApp chịu sự giám sát giống như ngân hàng về các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư, tuân thủ của giám đốc điều hành với hành vi không công bằng và lừa đảo.
Reuters dẫn nguồn tin một quan chức CFPB cho hay, nếu được hoàn thiện, đề xuất sẽ điều chỉnh hoạt động của 17 công ty có tổng thanh khoản thanh toán 13 tỷ USD mỗi năm.
Kể từ năm 2021, CFPB thường xuyên chỉ trích những doanh nghiệp công nghệ trong việc tuân thủ bảo vệ quyền riêng tư và luật cạnh tranh thị trường. Năm ngoái, cơ quan này đã tiến hành cuộc điều tra về các nền tảng thanh toán sử dụng dữ liệu người dùng.
Trong tuyên bố ngày 7/11, Rohit Chopra, Giám đốc CFPB nói rằng lĩnh vực công nghệ đã mở rộng sang dịch vụ tài chính của ngành ngân hàng được quản lý chặt chẽ. “Quy định mới nhằm ngăn chặn chênh lệch giá, bằng cách đảm bảo các công ty công nghệ và nền tảng thanh toán phi ngân hàng nằm dưới sự giám sát thích hợp”.
Lãnh đạo CFPB cũng cho hay, Big Tech đã thu thập lượng lớn dữ liệu thanh toán người dùng, song không đảm bảo tính minh bạch, chính sách khó hiểu gây khó khăn với khách hàng nhưng lại kiếm tiền từ lượng dữ liệu đó. Đề xuất mới được cho sẽ áp dụng với những công ty có hơn 5 triệu giao dịch mỗi năm.
Trong một tuyên bố, Hiệp hội Ngân hàng Tiêu dùng gọi đề xuất này là “một bước đi đúng hướng”. Trong khi đó, Hiệp hội Giao dịch Điện tử, đại diện cho các ngân hàng, fintech và các công ty công nghệ lớn, cho biết trong một tuyên bố rằng họ muốn “đảm bảo đề xuất này đạt được mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng và áp dụng nhất quán chính sách công cho tất cả người chơi”.
Đề xuất mới sẽ được xem xét theo quy trình kết thúc vào đầu năm 2024.
Trung Quốc bám đuổi Mỹ trong cuộc đua fintech
Phân tích từ CNBC cho thấy, Mỹ là quốc gia dẫn đầu về số lượng các công ty công nghệ tài chính (fintech) giá trị lớn nhất thế giới, xếp ngay sau là Trung Quốc.
Startup fintech Đông Nam Á lấp đầy khoảng trống cho vay bằng dữ liệu
Nhiều người trẻ tuổi Đông Nam Á bị hạn chế tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống có thể tìm đến startup fintech để vay mượn.
Thị trưởng Seoul Oh Se Hoon cho biết sẽ rót 5 nghìn tỷ won (3,7 tỷ USD) để biến các startup fintech thành kỳ lân và đưa thủ đô Hàn Quốc thành thủ phủ fintech toàn cầu.