Bộ KH&CN tìm giải pháp cải thiện thu nhập, tiền lương của nhà khoa học

Trong suốt nhiều năm, ưu đãi đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KHCN vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với những đóng góp của lực lượng này.


Bộ KHCN tìm giải pháp cải thiện thu nhập, tiền lương của nhà khoa học - 1

Ngày 9/10, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ Quý III/2023 với một số nội dung đáng chú ý, như thúc đẩy thị trường KHCN; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển ứng dụng công nghệ sinh học...


Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng đã chia sẻ các thông tin xung quanh nâng cao điều kiện làm việc, chất lượng sống của các nhà khoa học, cũng như hướng xử lý cho một số vấn đề còn tồn đọng trong phát triển thị trường khoa học trong nước.


Tổ chức KHCN hướng đến tự chủ toàn diện


Theo bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH&CN), nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về chính sách với nhân lực KHCN, từ năm 2013 đến nay, Bộ KH&CN đã rất nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, trình chính phủ ban hành chính sách về ưu đãi đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KHCN.


Trong đó, đã có những chính sách bao gồm tính đặc thù cao dành cho nhóm nhân lực KHCN chất lượng cao, gồm các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng...


Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, những chính sách dành cho các cá nhân trong hoạt động KHCN vẫn còn hết sức khiêm tốn. Vấn đề về tiền lương và thu nhập với người làm khoa học là chưa tương xứng với những đóng góp của lực lượng này đối với phát triển KHCN, kinh tế xã hội.


"KHCN vốn là lĩnh vực sự nghiệp, để xây dựng bảng lương riêng khác với các lĩnh vực khác thực sự là một khó khăn", bà Vân Anh chia sẻ tại họp báo.


Bộ KHCN tìm giải pháp cải thiện thu nhập, tiền lương của nhà khoa học - 2

Dẫu vậy, Bộ KH&CN đã và đang có một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện vấn đề này. Đầu tiên là theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương (được thực hiện từ 2024), việc chi trả tiền lương sẽ thay đổi theo vị trí việc làm.


Khi đó, sẽ có cơ chế để thực hiện việc chi trả tiền lương xứng đáng với vị trí, với đóng góp của từng nhà khoa học, đại diện Bộ KH&CN cho biết.


Ngoài ra, những nội dung sửa đổi, bổ sung của Nghị định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm mang tính đặc thù cũng hướng đến cho tổ chức KHCN công lập quyền được tự chủ một cách toàn diện, thay vì như Nghị định 60 hiện nay là chỉ dựa trên cơ sở là tự chủ tài chính.


Giải thích rõ hơn về định hướng này, bà Vân Anh cho biết có một điểm quan trọng trong tự chủ toàn diện, là tự chủ trong công tác nhân sự, tức là tự chủ trong việc tuyển chọn, tuyển dụng, chi trả tiền lương.


Từ đó, vấn đề về tiền lương và thu nhập với người làm khoa học sẽ được giải quyết.


Toàn lực thúc đẩy sự phát triển KHCN


Theo ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, từ năm 2011 đến 2020, thị trường KHCN Việt Nam có nhiều bước tiến tăng trưởng vượt bậc, đạt xấp xỉ 20,32%, được xếp vào nhóm cao.


Trong đó, nhiều ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, thiết bị viễn thông, cơ khí chế tạo, dệt may... tăng trưởng mạnh nhờ ứng dụng công nghệ.


Từ năm 2020 đến nay, tốc độ thị trường KHCN tiếp tục ở mức tốt, mặc dù có những khó khăn chung, như suy thoái kinh tế hậu Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng, sụt giảm nhu cầu của người dân...


Song, những khó khăn đã gián tiếp tạo ra áp lực khiến cho doanh nghiệp phải tích cực đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp tạo ra những cơ hội mới cho thị trường Việt Nam phát triển.


Bộ KHCN tìm giải pháp cải thiện thu nhập, tiền lương của nhà khoa học - 3

Để thúc đẩy thị trường trong thời gian tới, Bộ KH&CN đã thúc đẩy nhiều biện pháp như xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25 ngày 25/10 về phát triển thị trường KHCN đồng bộ.


Song hành với đó là triển khai các biện pháp về giải quyết nguồn cung, nhằm chuyển dịch nguồn cung công nghệ từ các quốc gia đang phát triển sang các khu vực có chất lượng cao hơn.


Một biện pháp khác là nâng cao nhu cầu, khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.


Theo ông Nghiệm, một yếu tố quan trọng cần nhắc đến là đặc thù của hàng hóa công nghệ, vốn được gọi xem như loại hình "tri thức ẩn". Tức là người mua thường không đủ năng lực để đưa ra quyết định mua trực tiếp giống như hàng hóa thông thường.


Điều này dẫn tới việc chúng ta cần một lực lượng đặc biệt đi song hành, gọi là các tổ chức trung gian. Đây là những đơn vị có đủ năng lực để đánh giá, xác định các chỉ số kỹ thuật, tài chính của công nghệ khi đưa vào ứng dụng.


Bởi vậy, Bộ KH&CN từ lâu đã có kế hoạch hình thành nên các tổ chức trung gian nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng giao dịch công nghệ trên thị trường. Cách tiếp cận này sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới, nhằm "toàn lực" thúc đẩy sự phát triển của thị trường KHCN nói riêng, và kinh tế xã hội nói chung.









Bo KH&CN tim giai phap cai thien thu nhap, tien luong cua nha khoa hoc


Trong suot nhieu nam, uu dai doi voi cac ca nhan hoat dong trong linh vuc KHCN van con rat khiem ton, chua tuong xung voi nhung dong gop cua luc luong nay.

Bộ KH&CN tìm giải pháp cải thiện thu nhập, tiền lương của nhà khoa học

Trong suốt nhiều năm, ưu đãi đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KHCN vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với những đóng góp của lực lượng này.
Bộ KH&CN tìm giải pháp cải thiện thu nhập, tiền lương của nhà khoa học
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: