Sự thật về bức ảnh cựu TT Trump bị bắt giữ: Công nghệ Deepfake giỏi 'đánh lừa' tới đâu vẫn lộ sơ hở

Các bức ảnh giả với nội dung 'cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt' đã thu hút tới hơn 6,4 triệu lượt xem trong một bài đăng trên Twitter.


Hình ảnh giả mạo được lan truyền


Theo tờ Wired, trên mạng xã hội đã lan truyền một loạt những hình ảnh giả mạo cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cảnh sát bao vây, bắt giữ, bỏ chạy, ngồi buồn thảm trên chiếc ghế trong nhà lao, rồi khoác lên mình bộ đồng phục màu cam của các nhà tù Mỹ... Đây đều là những hình ảnh được tạo ra bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).


Tuy nhiên, có một số chi tiết trong các bức ảnh trông lại "khá thuyết phục". Một chuỗi bài đăng của Eliot Higgins - người sáng tập tổ chức Bellingcat, đồng thời là người đầu tiên đăng tải những bức ảnh giả - đã thu hút tới hơn 6.4 triệu lượt xem. Trong một số bức ảnh, Higgins chú thích rõ đây là ảnh AI, một số khác thì không.


Sự thật về bức ảnh cựu TT Trump bị bắt giữ: Khả năng 'đánh lừa' của công nghệ Deepfake đáng sợ tới mức nào? - Ảnh 1.


Nhà sáng lập này nghĩ người xem có thể làm gì để phân biệt giữa hình ảnh giả với những hình ảnh thật có thể được công bố trong thời gian tới liên quan tới vụ việc của cựu Tổng thống Donald Trump? Phóng viên của tờ Wired đã liên hệ với ông để tìm kiếm câu trả lời.


Làm thế nào nhận biết ảnh Deepfake?


"Tôi đã tạo rất nhiều hình ảnh theo chủ đề này, rõ ràng nội dung ảnh thường tập trung vào đối tượng đầu tiên được mô tả - trong trường hợp này, đó là các thành viên gia đình ông Trump, còn mọi thứ xung quanh thường có nhiều sai sót hơn" – Ông Higgins viết trong email gử cho Wired – "Hãy nhìn ra bên ngoài tiêu điểm của bức ảnh, phần còn lại trông có giống như ý tưởng nảy ra khi đã xong việc rồi không?".


Mặc dù phiên bản mới nhất của các công cụ hình ảnh AI, chẳng hạn như Midjourney và Stable Diffusion, đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng lỗi ở các chi tiết nhỏ vẫn là dấu hệu phổ biến để phân biệt hình ảnh giả mạo.


Bất chấp công nghệ AI ngày càng phổ biến, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng các thuật toán vẫn gặp khó khăn trong việc tái tạo cơ thể con người một cách nhất quán và tự nhiên.


Nếu nhìn vào các hình ảnh AI của ông Trump được chia sẻ trên Twitter, chúng ta sẽ thấy khuôn mặt trong nhiều bức ảnh trông khá thật, bàn tay cũng vậy. Thế nhưng, tỷ lệ cơ thể của cựu Tổng thống Mỹ như thể bị méo đi hoặc hòa vào người của viên cảnh sát đứng cạnh.


Sự thật về bức ảnh cựu TT Trump bị bắt giữ: Khả năng 'đánh lừa' của công nghệ Deepfake đáng sợ tới mức nào? - Ảnh 2.


Nếu cần thêm dấu hiệu khác để phân biệt ảnh thật – giả thì bạn có thể tìm kiếm những chữ viết kỳ lạ trên tường, quần áo hoặc các vật dụng khác trong bức ảnh. Higgins cho biết, chữ viết lộn xộn là một cách để phân biệt ảnh thật và giả.


Ví dụ, đối với các vật thể có chữ trong các bức ảnh giả mạo về ông Trump, nếu kiểm tra kỹ, bạn sẽ thấy các chữ/từ xuất hiện trên đó đều vô nghĩa.


Sự thật về bức ảnh cựu TT Trump bị bắt giữ: Khả năng 'đánh lừa' của công nghệ Deepfake đáng sợ tới mức nào? - Ảnh 3.


Một cách khác giúp bạn phân biệt ảnh do AI tạo ra là chú ý đến biểu cảm gương mặt. Higgins cho hay: "Tôi nhận thấy rằng, nếu bạn yêu cầu biểu cảm, Midjourney thường có xu hướng thể hiện chúng một cách cường điệu. Ví dụ những nếp nhăn trên da khi cười thường rất rõ ràng.


Biểu cảm đau đớn trên khuôn mặt của bà Melania Trump trông giống như tái hiện tác phẩm The Scream (Tiếng thét) của Edvard Munch hoặc một cảnh tĩnh từ bộ phim kinh dị chưa phát hành hơn là một bức ảnh chụp nhanh do nhiếp ảnh gia con người thực hiện".


Sự thật về bức ảnh cựu TT Trump bị bắt giữ: Khả năng 'đánh lừa' của công nghệ Deepfake đáng sợ tới mức nào? - Ảnh 4.


Higgins lưu ý thêm rằng, bất cứ nhà lãnh đạo nào trên thế giới hoặc người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội đều có số lượng lớn hình ảnh lưu trữ trực tuyến. Điều này tạo điều kiện cho các bức ảnh AI về họ trông thật hơn là những người ít xuất hiện trên internet.


"Rõ ràng, một người càng nổi tiếng thì AI càng học được nhiều hình ảnh hơn", Higgins cho hay, "Vì vậy, những người nổi tiếng thường được tái hiện cực kỳ tốt".


Công nghệ Deepfake đang phát triển nhanh chóng và trở nên ngày càng tinh vi. Trước đó, trên mạng internet cũng đã lan truyền các đoạn video mô tả cựu Tổng thống Barack Obama sử dụng lời lẽ thô tục mắng chửi Tổng thống Donald Trump hoặc cựu Tổng thống Richard Nixon đang diễn hài…


Tuy nhiên, tất cả các đoạn video này đều là giả mạo, được tạo ra nhằm mục đích phát tán thông tin sai lệch, gây hoang mang cho cộng đồng.


Ông Higgins cũng đã nhận hình phạt, có điều không phải từ chính quyền Mỹ. Thay vào đó, nhà sáng lập Bellingcat bị Midjourney, công ty chủ quản của AI đã tạo ra các bức ảnh giả, chặn truy cập vào mạng của Midjourney.


Tuy nhiên, Midjourney không giải thích lý do hình phạt này, cũng như không làm rõ ông Higgins đã vi phạm điều khoản nào.


Lấy link







Su that ve buc anh cuu TT Trump bi bat giu: Cong nghe Deepfake gioi 'danh lua' toi dau van lo so ho


Cac buc anh gia voi noi dung 'cuu Tong thong My Donald Trump bi bat' da thu hut toi hon 6,4 trieu luot xem trong mot bai dang tren Twitter.

Sự thật về bức ảnh cựu TT Trump bị bắt giữ: Công nghệ Deepfake giỏi 'đánh lừa' tới đâu vẫn lộ sơ hở

Các bức ảnh giả với nội dung 'cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt' đã thu hút tới hơn 6,4 triệu lượt xem trong một bài đăng trên Twitter.
Sự thật về bức ảnh cựu TT Trump bị bắt giữ: Công nghệ Deepfake giỏi 'đánh lừa' tới đâu vẫn lộ sơ hở
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: