Ngày 6/6, các quan chức châu Âu nói rằng, động thái được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng tại Brussels, khi một số quốc gia thành viên nhất định đang trì hoãn đưa ra quyết định về vấn đề này.
Trong cuộc họp vào tuần trước, uỷ viên thị trường nội khối EU Thierry Breton thông báo tới các bộ trưởng viễn thông, đến nay mới chỉ có một phần ba các nước EU thực hiện lệnh cấm Huawei tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng trọng yếu.
“Như vậy là quá ít và điều đó ảnh hưởng đến an ninh tập thể của cả khối”, Breton nói.
Trước đó, vào năm 2020, EU mới chỉ đưa ra khuyến nghị các quốc gia thành viên có thể hạn chế hoặc loại trừ những nhà cung cấp 5G có rủi ro cao như Huawei khỏi mạng lưới viễn thông của họ, đồng thời đa dạng hoá công ty cung cấp.
Song, một lệnh cấm bắt buộc khó có thể xảy ra trước khi nhiệm kỳ 5 năm của Uỷ ban châu Âu kết thúc vào năm sau, do không đủ thời gian cần thiết để đạt được sự ủng hộ của nghị viện châu Âu cũng như tại các quốc gia thành viên.
Huawei cho biết, họ phản đối việc chính trị hoá quy trình đánh giá an ninh mạng. “Việc đánh giá không tuân theo tiêu chuẩn công nghệ hoặc loại trừ những nhà cung cấp cụ thể khỏi hệ thống mà không xem xét công nghệ phù hợp là vi phạm nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử, đồng thời đi ngược lại luật pháp và quy định của EU”.
Washington chỉ đích danh Huawei là công ty “tội phạm”, chuyên đánh cắp tài sản trí tuệ của công ty Mỹ, vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và phát ngôn không đúng sự thật đối với cục điều tra liên bang.
Trong khi đó, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đáp rằng, “chưa có toà án nào đưa ra phán quyết Huawei đã tham gia hoạt động đánh cắp tài sản trí tuệ hay yêu cầu công ty này phải bồi thường thiệt hại cho hành vi xâm phạm tài sản có bản quyền của bên thứ ba”.
Đầu năm nay, Đức - quốc gia bị cho là đang chần chừ về việc đưa ra lệnh cấm Huawei, đã bày tỏ lo ngại về mối quan hệ giữa Deutsche Telekom và công ty đại lục này. Các quan chức Berlin cho biết, họ đang đánh giá lại các yếu tố Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng 5G tại nước này và xem xét sửa luật nếu cần thiết.
Đến nay, bên cạnh Bồ Đào Nha chuẩn bị thông qua lệnh cấm, các quốc gia EU khác đã “nói không” với Huawei bao gồm Đan Mạch, Thuỵ Điển, Estonia, Latvia và Litva cùng vương quốc Anh.
(Theo FT)
CEO OpenAI doạ ‘nghỉ chơi’ với EU nếu bị quản lý chặt
CEO OpenAI Sam Altman bất ngờ lên tiếng đe doạ dừng hoạt động của ChatGPT tại châu Âu nếu EU quản lý công nghệ này “quá mức”.
Microsoft được EU ‘bật đèn xanh’ thương vụ 69 tỷ USD
Microsoft vừa đạt được sự chấp thuận từ cơ quan chống độc quyền EU đối với thương vụ thâu tóm hãng game Activision trị giá 69 tỷ USD.
EU vừa đạt thoả thuận những công ty triển khai công cụ AI sinh tạo như ChatGPT, phải công bố đã sử dụng tài liệu có bản quyền nào trong quá trình phát triển hệ thống.