Trên Sao Hỏa không có Internet, vì sao có thể livestream về Trái Đất?

Buổi livestream được thực hiện bởi cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát sóng những hình ảnh được ghi nhận trực tiếp từ Sao Hỏa về Trái Đất.


Trên Sao Hỏa không có Internet, vì sao có thể livestream về Trái Đất? - 1

Ngày 3/6, cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã thực hiện một trong những cuộc livestream "không tưởng" từ Sao Hỏa về Trái Đất.


Theo đó, những hình ảnh được ghi nhận trực tiếp từ tàu quỹ đạo Mars Express hiện đang hoạt động trên bầu khí quyển của Sao Hỏa đã được phát sóng trên kênh YouTube chính thức của ESA.


"Đây là lần đầu tiên có một buổi phát sóng trực tiếp từ không gian sâu", ESA cho biết trong một thông tin gửi tới báo chí. Trước đó, hầu hết các quan sát và dữ liệu do tàu vũ trụ thu thập được gửi xuống Trái Đất sau vài giờ, hoặc thậm chí vài ngày.


Một số trường hợp cá biệt có thể được coi là buổi phát sóng trực tiếp, bao gồm các cảnh quay của sứ mệnh Apollo cho thấy các phi hành gia đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng, hay sứ mệnh phóng tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh DART của NASA.


Không giống như các hình thức livestream phổ biến được thực hiện nhờ mạng Internet trên Trái Đất, để phát đi hình ảnh từ Sao Hỏa, các nhà khoa học phải sử dụng một bộ công cụ gồm máy phát và máy thu.


Trong đó, máy phát từ các tàu vũ trụ sẽ mã hóa thông tin thành dạng sóng vô tuyến, rồi truyền qua không gian về phía các ăng-ten của máy thu đặt tại Trái Đất. Dữ liệu sau đó được xử lý và chuyển hóa lại thành dạng hình ảnh.


Tùy thuộc vào vị trí của Sao Hỏa và Trái Đất trong quỹ đạo xung quanh mặt trời, thời gian dữ liệu được chuyển phát trong không gian có thể mất từ 3 đến 22 phút.


Trên Sao Hỏa không có Internet, vì sao có thể livestream về Trái Đất? - 2

Trong buổi phát sóng lần này, ESA ước tính cần khoảng 17 phút để dữ liệu truyền tới Trái Đất, và khoảng 1 phút để tới máy chủ. Tuy vậy do sự chậm trễ của dữ liệu trong không gian, hình ảnh không được phát trực tiếp liên tục trên kênh YouTube, mà chỉ được truyền tải cứ mỗi 50 giây.


Một chi tiết nữa là hình ảnh của Sao Hỏa đã không có màu đỏ như mong đợi. Nhiều người cảm thấy vô cùng lạ lẫm trước chi tiết này, khi hành tinh thứ tư ở Hệ Mặt Trời hiện lên trong livestream với chỉ một màu trắng xám.


Lý giải cho điều này, ông Jorge Hernandez Bernal, nhà nghiên cứu phụ trách sứ mệnh Mars Express, cho biết việc quan sát Sao Hỏa dựa trên các hình ảnh từ camera, và quan sát trực tiếp là 2 điều hoàn toàn khác nhau.


Theo đó, màu sắc dường như là một chủ đề rất phức tạp liên quan đến cách thức hoạt động của mắt chúng ta, cũng như camera trên tàu, nhằm loại bỏ đi các nhiễu loạn không mong muốn trong không gian.


Bởi vậy, có thể hiểu rằng Sao Hỏa vẫn sẽ có màu đỏ khi quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên sau khi trải qua một số quá trình xử lý hình ảnh từ camera, màu đỏ ấy sẽ biến mất. Điều này cũng tương tự như khi ta thấy bầu trời có màu xanh, trong khi không gian kỳ thực lại có màu đen.









Tren Sao Hoa khong co Internet, vi sao co the livestream ve Trai Dat?


Buoi livestream duoc thuc hien boi co quan Vu tru chau Au (ESA) da phat song nhung hinh anh duoc ghi nhan truc tiep tu Sao Hoa ve Trai Dat.

Trên Sao Hỏa không có Internet, vì sao có thể livestream về Trái Đất?

Buổi livestream được thực hiện bởi cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát sóng những hình ảnh được ghi nhận trực tiếp từ Sao Hỏa về Trái Đất.
Trên Sao Hỏa không có Internet, vì sao có thể livestream về Trái Đất?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: