Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh?

Các lớp băng ở Bắc Cực đóng vai trò là "nhà tù" nhốt những loại virus, vi khuẩn cổ đại từ thời tiền sử, một số trong số chúng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho con người.


Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh? - 1

Biến đổi khí hậu đã khiến nhiệt độ trung bình trên thế giới ấm lên khiến một lượng lớn băng tan chảy và giải phóng vi khuẩn, virus khỏi "nhà tù" băng giá, nơi đã nhốt chúng trong hàng triệu năm.


Khi những virus được tự do, nó có thể mang mầm bệnh chưa được khoa học biết đến, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang người hoặc các động vật khác.


Nhà sinh học Jean-Michel Claverie, Đại học Aix-Marseille (Pháp) cảnh báo: "Trái Đất đang ấm lên, làm các khối băng vĩnh cửu tiếp tục tan nhanh. Điều này sẽ giải phóng các loại virus, vi khuẩn đã tồn tại hàng triệu năm trong băng và chúng tiềm ẩn nguy cơ lây lan các mầm bệnh mà khoa học chưa được biết đến".


Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu các loại virus trong băng vĩnh cửu lây nhiễm với các sinh vật đơn bào được gọi là amip do chúng vô hại với con người và các động vật khác.


Claverie giải thích: "Chúng tôi sẽ không bao giờ mạo hiểm và thế giới không thể chấp nhận rủi ro khi nghiên cứu những loại virus thây ma trên các loài động vật có vú hiện đại".


Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng hơn 10 loại virus trong lớp băng vĩnh cửu, chúng trú ẩn từ những đám lông voi ma mút cho đến trong ruột hóa đá của một con sói Siberia.


Dưới đây là một số loại virus "thây ma" mà khoa học đã khám phá từ Bắc Cực


Pithovirus sibericum là một trong những loại virus lớn nhất từng được tìm thấy, hơn 30.000 năm tuổi.


Chúng dài khoảng 1,5 micromet, hình bầu dục có thành dày với một lỗ ở một đầu và nó có cấu trúc nút chai hoặc lưới giống như tổ ong.


Vào năm 2000, trong quá trình các nhà khoa học săn lùng các mầm bệnh chưa biết, đã phát hiện ra loại virus này trong lõi của lớp băng vĩnh cửu cổ đại ở Siberia (vùng Viễn Đông Nga).


Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho virus này theo tiếng Hy Lạp có tên là "pithos", có nghĩa là chiếc vò hai quai.


Những đồ vật này được người Hy Lạp cổ đại sử dụng để đựng rượu và thức ăn.


Mollivirus sibericum được tìm thấy đông lạnh trong cùng một mẫu băng vĩnh cửu 30.000 năm tuổi ở Siberia giống như virus Pithovirus sibericum.


Virus này có hình cầu được bao quanh bởi một lớp bảo vệ có lông và có thể tạo ra, cũng như giải phóng 200 đến 300 virus mới từ mỗi amip mà nó lây nhiễm.


Mặc dù Mollivirus sibericum không gây nguy hiểm cho con người và các động vật khác, nhưng việc phát hiện ra hai loại virus cổ xưa trong một mẫu duy nhất cho thấy mầm bệnh không hoạt động vẫn có thể ẩn nấp trong lớp băng vĩnh cửu.


Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh? - 2

Pithovirus voi ma mút là chủng Pithovirus thứ hai được phát hiện từ một cụm lông voi ma mút hóa đá, có niên đại khoảng hơn 27.000 năm tuổi trên bờ sông Yana, vùng Viễn Đông nước Nga.


Chúng dài 1,8 micromet và có cấu trúc dạng nút chai. Vật chủ duy nhất của nó là amip.


Claverie và các đồng nghiệp của ông đã mô tả Pithovirus voi ma mút trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 14/2 trên tạp chí Virus.


Nghiên cứu đã xác định được 13 loại virus "thây ma" hồi sinh từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.


Ba trong số đó bao gồm virus Pithovirus mammoth, Megavirus mammoth và Pandoravirus mammoth, tất cả đều được phát hiện trong cùng một khối băng thời tiền sử có chứa lông voi ma mút.


Pandoravirus yedoma là loại virus lâu đời nhất được hồi sinh từ lớp băng vĩnh cửu cho đến nay, hơn 48.500 tuổi. Chúng có một nhân lớn hình quả trứng và dài 1 micromet.


Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chúng trong lớp trầm tích băng giá dưới một hồ nước ở Yukechi Alas, vùng Viễn Đông Nga.


Đây là một trong 13 loại virus "thây ma" được công bố trong nghiên cứu trên.


Việc con người lạm dụng và sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ) đang đẩy nhanh vấn đề nóng lên toàn cầu.


Biến đổi khí hậu ngày càng tác động xấu đến đời sống con người, động vật. Và ngày nay nhân loại còn đang phải đối mặt với những dịch bệnh mới từ những loại virus cổ đại ở Bắc Cực.


Theo www.livescience.com







Bien doi khi hau se lam virus thay ma co dai hoi sinh?


Cac lop bang o Bac Cuc dong vai tro la "nha tu" nhot nhung loai virus, vi khuan co dai tu thoi tien su, mot so trong so chung tiem an nguy co lay nhiem dich benh cho con nguoi.

Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh?

Các lớp băng ở Bắc Cực đóng vai trò là "nhà tù" nhốt những loại virus, vi khuẩn cổ đại từ thời tiền sử, một số trong số chúng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho con người.
Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: