Thông tin trên do đại diện của tiết lộ và được tờ The Wall Street Journal đăng tải hôm 15-3 (giờ Mỹ). Sau đó, phía TikTok cũng xác nhận nội dung này với đài CNN.
Yêu cầu chủ sở hữu Trung Quốc phải thoái vốn khỏi TikTok được đưa ra bởi Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS). Động thái này diễn ra khi giới chức Washington ngày càng lo ngại rằng dữ liệu từ người dùng ở Mỹ có thể bị chuyển cho chính phủ Trung Quốc.
Hiện có khoảng 100 triệu người dùng TikTok ở Mỹ, trong đó đa phần là thanh thiếu niên (chiếm khoảng 67%).
Trong khoảng 2 năm qua, giữa ByteDance và giới chức Mỹ đã có nhiều cuộc làm việc nhằm tháo gỡ vướng mắc. Để trấn an mối lo ngại của Mỹ, phía TikTok cho biết sẽ đầu tư khoảng 1,5 tỉ USD để ngăn chặn việc rò rỉ dữ liệu người dùng có thể chuyển tới Trung Quốc.
Nhưng những đề nghị của ByteDance không được giới chức Mỹ xem xét mà trái lại CFIUS đã ra "tối hậu thư" buộc họ phải bán TikTok. Tuy nhiên, TikTok không tiết lộ trong bao lâu chủ sở hữu ByteDance phải thực hiện việc thoái vốn khỏi TikTok, theo CNN.
TikTok đang đối diện với nguy cơ bị cấm trên toàn nước Mỹ. Ảnh: CNN
"Chúng tôi thất vọng về yêu cầu mới nhất của quan chức Mỹ" - phát ngôn viên TikTok Maureen Shanahan cho biết và một lần nữa khẳng định họ không chia sẻ dữ liệu người dùng với chính phủ Trung Quốc.
TikTok nhấn mạnh: "Nếu bảo vệ an ninh quốc gia là mục tiêu thì việc thoái vốn không giải quyết được vấn đề. Việc thay đổi quyền sở hữu sẽ không thay đổi bất kỳ hạn chế mới nào đối với luồng dữ liệu hoặc quyền truy cập. Cách tốt nhất để giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia là bảo vệ dữ liệu và hệ thống của người dùng Mỹ một cách minh bạch với sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ …".
Nhiều cơ quan liên bang của Mỹ đã cấm nhân viên cài đặt TikTok trên thiết bị dùng để xử lý công việc sau khi có đạo luật cấm cài đặt TikTok lên các thiết bị của chính phủ vào cuối năm ngoái.
Lấy link