Bằng khả năng đàm thoại bằng một ngôn ngữ rất tự nhiên, lọc kho dữ liệu để trả lời câu hỏi, thậm chí làm thơ có vần, ChatGPT ngay lập tức tạo nên cơn sốt trong ngày đầu tiên ra mắt, đồng thời thay đổi quan điểm của nhiều người về tiềm năng của trí tuệ nhân tạo.
Nhằm mục đích lan tỏa hiệu năng của ChatGPT tới nhiều lĩnh vực, . Đến ngày hôm nay, công ty phát triển ChatGPT công bố phiên bản cải tiến hơn của phần mềm chatbot tài ba; họ đặt tên cho thuật toán mới là .
Dựa trên mô hình sinh chữ GPT-3 được công bố năm 2022, GPT-4 được quảng bá là "sáng tạo hơn và độ hợp tác cao hơn bao giờ hết", bên cạnh đó có thể "giải quyết các vấn đề khó khăn với độ chính xác cao". Đặc biệt, GPT-4 tiếp tục đạt được tầm cao mới khi có thể đọc được dữ liệu dưới dạng ảnh.
Trong loạt bài thử được thiết kế để đo đạc trí tuệ và hiểu biết trên người và máy, OpenAI nhận thấy GPT-4 đạt điểm cao, mắc ít lỗi hơn và có kết quả tương đồng trong trả lời các câu hỏi dạng văn bản và dạng ảnh.
Tuy nhiên, GPT-4 tiếp tục gặp phải những vấn đề vốn gây ra hoài nghi nơi ChatGPT. Trong “ảo tưởng”, các hệ thống chatbot vẫn cung cấp những thông tin sai sự thật, thậm chí câu trả lời có tư tưởng lệch lạc khi phải trả lời những câu hỏi mang tính “thù địch”.
“Dù chúng đã tiến bộ nhiều, rõ ràng chúng không đáng tin”, giáo sư danh dự Oren Etzioni tới từ Đại học Washington cho hay. “Sẽ phải mất rất nhiều thời gian để GPT ,bản nào đi chăng nữa, vận hành được một nhà máy hạt nhân”.
Không vì thế ta có thể gạt bỏ thành tựu mà GPT-4 đạt được.
Trong bài kiểm tra xét duyệt luật sư (được áp dụng tại nhiều bang Hoa Kỳ), GPT-4 đã đạt điểm tương đồng với 10% số người đạt điểm cao nhất. Trong bài kiểm tra bao gồm sinh học, lịch sử nghệ thuật và số học - bài kiểm tra vốn được dùng để đánh giá GPT-3, GPT-4 cũng đã đạt điểm số vượt trội.
Một trong những yếu tố khác khiến GPT-4 tiến bộ hơn hẳn là khả năng nhận dạng hình ảnh. GPT-4 có thể đặt đề tựa, nhận biết sự vật, thậm chí nhận biết tình huống được mô tả và trả lời dựa trên logic cơ bản. Ví dụ, nhìn hình ảnh một quả bóng bay được buộc dây, GPT-4 sẽ biết điều gì xảy ra khi sợi dây bị cắt.
Tuy nhiên, khả năng nhận biết hình ảnh chưa sẵn sàng ra mắt công chúng. OpenAI hiện đang thử nghiệm tính năng này với một đối tác duy nhất - Be My Eyes, một công ty phát triển phần mềm trợ giúp người khiếm thị.
“Ví dụ, nếu một người dùng gửi đi một tấm ảnh chụp tủ lạnh của mình, Tình Nguyện Viên Ảo sẽ không chỉ nhận dạng đúng những gì có trong tủ, mà còn trích xuất và phân tích xem có thể nấu được gì từ những nguyên liệu đó. Công cụ có thể đưa ra một loạt các công thức nấu ăn và từng bước thực hiện món ăn”, OpenAI khẳng định.
Nhưng bởi chatbot không thể hiểu hết bối cảnh thế giới, chúng có xu hướng sản sinh thông tin sai sự thật, thậm chí bị thao túng để trả về những kết quả có hại. OpenAI đã nỗ lực tinh chỉnh GPT-4 để nó chính xác hơn khoảng 40%, và 80% sẽ không trả những kết quả bị cấm. Tuy nhiên OpenAI không cung cấp tỉ lệ % chính xác của hệ thống tiền nhiệm GPT-3.
Dù được nâng cấp về mọi mặt, hiển nhiên GPT-4 vẫn chưa hoàn thiện. Thỉnh thoảng nó vẫn bịa chuyện và gặp lỗi ngụy biện. Một ví dụ được chính OpenAI đưa ra, là khi GPT-4 gọi ông hoàng nhạc Pop Elvis Presley là “con trai của một tài tử điện ảnh”.
Trong thông cáo, OpenAI viết: “GPT-4 thiếu dữ kiện về những sự kiện xảy ra sau thời điểm dữ liệu của nó bị dừng cập nhật (tháng 9/2021), và nó không học được từ kinh nghiệm của mình. Đôi lúc nó có thể gặp lỗi tư duy và không có độ hiệu quả nhất quán xuyên suốt, hay thậm chí cả tin chấp nhận tuyên bố sai từ người dùng là đúng. Và cũng giống con người, đôi khi nó có thể thất bại trong việc giải những vấn đề khó, ví dụ như tìm lỗ hổng bảo mật trong code nó tự tạo ra”.
Cũng giống ChatGPT, GPT-4 không dung túng những hành động có thể gây nguy hiểm cho người dùng hay những người khác.
GPT-4 mới được ra mắt, đại đa số người dùng sẽ chưa thể tận dụng được hết chức năng phần mềm chatbot siêu việt này hay tìm ra được những đề tài, câu trả lời thú vị. OpenAI khẳng định đây là hệ thống tích hợp AI tiên tiến nhất của mình, nhưng cũng đồng thời thừa nhận việc phải làm vẫn còn nhiều. Họ sẽ tiếp tục cải thiện GPT-4 trong tương lai, cũng để tiếp tục công bố những phiên bản chatbot hoàn thiện hơn nữa.
Mới ra mắt ngày hôm nay, chắc chắn những vấn đề GPT-4 sẽ gặp phải, bao gồm những sai lầm sẽ lặp lại từ GPT-3, có lẽ chưa lộ diện rõ ràng. Hơn nữa, chức năng phân tích hình ảnh mới chỉ được cung cấp cho một số đối tác nhất định, người dùng phổ thông chưa rõ chức năng mới của GPT-4 có thể hiệu quả tới đâu.
Illya Sutskever, đồng sáng lập và cũng là trưởng ban khoa học tại OpenAI, vẫn khẳng định hiệu năng của GPT-4 vẫn là những cột mốc mới trong quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo của công ty. “Mức độ tin cậy là yếu tố ngăn ChatGPT trở nên hữu dụng với nhiều người”, anh nói, “GPT-4 chưa đạt tới tầm cao đó, nhưng đã gần hơn rất nhiều rồi”.
Microsoft đã từ lâu nhận ra tiềm năng của các hệ thống tự hành, cụ thể là mô hình xử lý ngôn ngữ. Năm ngoái, họ công bố một công cụ lập trình sử dụng GPT để tự động hoàn thiện code cho lập trình viên. Hồi tháng 1, Microsoft tuyên bố đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI, đồng thời tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing. Tuy nhiên, không rõ trước đây của Bing Chat là do phần mềm nào thực hiện, ChatGPT hay GPT-4.
Khả năng của những chatbot có thể xử lý ngôn ngữ tự nhiên đã đang làm xôn xao giới công nghệ. Khả năng tự hành, hay thậm chí thay thế hoàn toàn một số công việc khiến nhiều người trong ngành công nghệ đứng ngồi không yên. Màn chuyển giao quyền lực giữa người và máy vẫn còn đang trong giai đoạn thai nghén, nhất là khi chúng ta chưa biết rõ khả năng của trí tuệ nhân tạo cao đến đâu.
Chỉ có hai điều chắc chắn, là AI sẽ trở thành công cụ đắc lực của con người, và người dùng sẽ phải chờ xem công cụ này đắc lực đến đâu.
Lấy link