Việc xả nước thực hiện từ 8h hôm qua theo giờ địa phương, theo Ủy ban Bảo tồn sông Hoàng Hà thuộc Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc.
Sông Hoàng Hà, mang theo cát và bùn đất từ cao nguyên Hoàng Thổ, được biết đến là con sông chứa nhiều phù sa nhất thế giới.
Dữ liệu cho thấy từ năm 1919 đến năm 2020, con sông dài thứ hai của Trung Quốc này có hàm lượng phù sa trung bình hàng năm lên tới 31 kg/m3, với lượng phù sa trung bình được vận chuyển từ trạm thủy văn Tongguan ở vùng trung lưu đến hạ lưu của sông là khoảng 1,1 tỷ tấn mỗi năm. Kết quả là lòng sông ở vùng hạ lưu được phù sa bồi đắp lên cao, tạo thành "dòng sông treo" nổi tiếng.
Nhờ nhiều năm điều tiết nước và phù sa, tình hình phù sa ở hạ lưu sông Hoàng Hà đã được cải thiện đáng kể, với khả năng xả lũ được nâng cao và giảm thiểu thiệt hại cho các vùng đồng bằng ngập lũ.
Theo Liu Jixiang, trưởng ban kế hoạch của một viện nghiên cứu thuộc Ủy ban Bảo tồn sông Hoàng Hà, bằng cách làm như vậy, cuộc sống và tài sản của hơn một triệu người sống trong vùng ngập lũ của sông được bảo vệ tốt hơn.
Ủy ban cho biết thêm sẽ có một đợt điều tiết nước và phù sa nữa được tiến hành ở trung lưu sông Hoàng Hà, tại hai hồ chứa khác là Wanjiazhai và Sanmenxia. Đợt điều tiết này dự kiến kéo dài đến ngày 8/7.
Đoàn Dương (Theo CCTV+)
- Nước rút tạo 'hoa văn' tuyệt đẹp dưới đáy sông Hoàng Hà
- Siêu đập thủy điện giúp cắt giảm hơn 236 triệu tấn CO2