Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu kết luận sự sụp đổ của vương quốc Cổ Cách ở thế kỷ 17 có thể do nhiệt độ sụt giảm gây ra.


Vương quốc Cổ Cách thành lập ở phía tây Tây Tạng vào cuối thế kỷ 10 và phát triển thịnh vượng trong khoảng 700 năm trước khi sụp đổ vào thập niên 1630. Thất bại trước vương quốc láng giềng Ladakh đã kết thúc sự tồn tại của Cổ Cách như một quốc gia độc lập nhưng sau đó dân số và xã hội trong khu vực sụp đổ. Một số nhà khoa học cho rằng sự mất mát sinh mạng trên quy mô lớn này là do chiến tranh, nhưng nhiều nhà nghiên cứu nhận định cách giải thích này không đủ thuyết phục và yếu tố môi trường cũng có liên quan.


Nghiên cứu trước đây xem xét những thay đổi trong năng suất cây trồng và hạn hán trong vùng, nhưng không có bằng chứng nào về nhiệt độ thay đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất tìm thấy bằng chứng nhiệt độ ở địa phương giảm khoảng 4 độ C từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, góp phần dẫn tới sản xuất hoa màu sụt giảm, kéo theo sự sụp đổ của vương quốc.


Thế giới trải qua giai đoạn mát mẻ kéo dài trong thời kỳ này, đôi khi còn gọi là thời kỳ tiểu băng hà. Tác động của biến đổi khí hậu được cho là liên quan tới hàng loạt xung đột hoặc thảm họa trên toàn cầu, như sự sụp đổ của nhà Minh (năm 1368 - 1644) ở Trung Quốc.


Nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan thu thập và phân tích mẫu vật trầm tích từ các hồ ở Tây Tạng nhằm hiểu rõ hơn thay đổi nhiệt độ trong lịch sử. Họ công bố nghiên cứu trên tạp chí Paleoceanography và Paleoclimatology tháng trước. Các nhà nghiên cứu phân tích 29 mẫu vật trầm tích bề mặt từ hồ trên cao nguyên Tây Tạng và 39 mẫu vật khác từ bộ dữ liệu đã công bố.


Nhóm nghiên cứu có thể theo dõi thay đổi nhiệt độ bằng cách xem xét trầm tích trong hồ, bao gồm một loại lipid, hợp chất hữu cơ do vi khuẩn brGDGTs sản sinh, rất nhạy với thay đổi nhiệt độ. Thông qua sự thay đổi của nồng độ lipid ở lõi trầm tích 2.000 năm tuổi tại hồ Xiada Co gần tàn tích của vương quốc Cổ Cách, họ có thể xác định nhiệt độ thay đổi như thế nào trong thời kỳ đó.


"Chúng tôi phát hiện thời tiết ấm áp trong thời kỳ hoàng kim của vương quốc, nhưng nhiệt độ giảm từ 2 độ C xuống -2 độ C khi Cổ Cách diệt vong", Liang Jie, trưởng nhóm kiêm trợ lý ở Viện nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (ITPCAS), cho biết. "Đừng đánh giá thấp thay đổi từ nhiệt độ sụt giảm. Nó sẽ dẫn tới thất thu hoa màu do nhiệt độ thấp và lượng nước tan chảy từ sông băng để tưới tiêu hoa màu ít đi".


James Russell, giáo sư ở Đại học Brown kiêm đồng tác giả nghiên cứu, dự đoán trong tương lai gần, khu vực vùng cao như cao nguyên Tây Tạng sẽ trải qua tác động của sự ấm lên toàn cầu nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất ngoài Bắc Cực. Tây Tạng có nhiều sông băng nhất bên ngoài Bắc Cực và Nam Cực. Trong thế kỷ qua, nhiệt độ trên cao nguyên tăng 0,3 độ C sau mỗi thập kỷ, nhanh gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu. Nhiệt độ gia tăng khiến 82% sông băng trên cao nguyên thu hẹp trong nửa thế kỷ qua.


Trung Quốc bắt đầu đợt khảo sát nghiên cứu khoa học lần thứ hai trên cao nguyên Tây Tạng vào năm 2017, tập trung vào sông băng, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và thay đổi về sinh thái.


An Khang (Theo SCMP)









Vuong quoc Tay Tang diet vong do bien doi khi hau


Cac nha nghien cuu ket luan su sup do cua vuong quoc Co Cach o the ky 17 co the do nhiet do sut giam gay ra.

Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu kết luận sự sụp đổ của vương quốc Cổ Cách ở thế kỷ 17 có thể do nhiệt độ sụt giảm gây ra.
Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: