Những tàu vũ trụ mất điện vào nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm 2022 khiến các tàu vũ trụ vận hành bằng năng lượng Mặt Trời của NASA, Ấn Độ và Trung Quốc bị mất điện.


Nhật thực siêu trăng máu diễn ra tối hôm 15/5 là cảnh tượng kỳ thú đối với những người quan sát trên Trái Đất, nhưng đối với tàu vũ trụ trên Mặt Trăng, đó là một trở ngại vì cả ba tàu đang hoạt động hiện nay là tàu Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA, tàu Chandrayaan-2 của Ấn Độ và robot tự hành Thỏ Ngọc 2 của Trung Quốc đều hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời. Do Mặt Trăng trải qua nguyệt thực toàn phần hôm 15/5, kéo dài tới sáng ngày 16/5, toàn bộ vùng được Mặt Trời chiếu sáng của Mặt Trăng sẽ chìm trong bóng tối khi vệ tinh này tiến vào bóng của Trái Đất. Tàu vũ trụ sẽ không thể sạc bộ pin.


Đây không phải là lần đầu tiên các tàu vũ trụ trải qua nguyệt thực toàn phần. Do LRO bắt đầu nhiệm vụ trên quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 9/2009, tàu vũ trụ này đã trải qua 11 lần nguyệt thực toàn phần, vì vậy nhóm nghiên cứu của dự án biết chính xác phải chuẩn bị ra sao cho pha toàn phần kéo dài 85 phút.


"Khi LRO di chuyển qua nguyệt thực dài, việc dùng cạn bộ pin không phải lựa chọn lý tưởng, vì vậy chúng tôi tắt các thiết bị và chờ tới khi có thể sạc đầy bộ pin trước lúc bật thiết bị trở lại", Noah Petro, nhà khoa học làm việc trong dự án LRO, cho biết. "Chúng tôi cũng làm ấm tàu vũ trụ để khi ở trong vùng bóng của Trái Đất, tàu không bị lạnh quá. Chúng tôi đã thực hiện điều này nhiều lần, vì vậy đó là một chuỗi quy trình được tập dượt kỹ".


Trên thực tế, quá trình chuẩn bị bắt đầu cách đây vài tuần. Các nhà nghiên cứu kích hoạt động cơ để điều chỉnh quỹ đạo nhằm giảm tối đa thời gian ở trong bóng tối.


Nhiều khả năng tàu Chandrayaan-2 cũng trải qua chuỗi quy trình tương tự. Chandrayaan-2 phóng vào ngày 22/7/1950, 50 năm sau khi tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng. Con tàu từng gặp nguyệt thực toàn phần vào ngày 26/5/2021. Tương tự LRO, phương tiện sử dụng pin mặt trời và có thể phải ngừng hoạt động trong lúc xảy ra nguyệt thực.


Trong khi LRO và Chandrayaan-2 là tàu quay quanh quỹ đạo, Thỏ Ngọc 2 là robot tự hành hạ cánh xuống vùng tối của Mặt Trăng vào tháng 1/2019 trong nhiệm vụ Hằng Nga 4. Từ sau đó, phương tiện khám phá miệng hố Von Kármán. Do hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời, Yutu-2 không thể vận hành vào ban đêm và mất điện hơn hai tuần mỗi lần. Do nguyệt thực toàn phần chỉ xảy ra khi trăng tròn, trong đó vùng tối của Mặt Trăng nằm trong bóng tối hoàn toàn, robot Thỏ Ngọc 2 đã mất điện từ trước.


An Khang (Theo Space)


Hôm nay thế giới đón nguyệt thực toàn phần và siêu trăng máu









Nhung tau vu tru mat dien vao nguyet thuc toan phan


Nguyet thuc toan phan dau tien trong nam 2022 khien cac tau vu tru van hanh bang nang luong Mat Troi cua NASA, An Do va Trung Quoc bi mat dien.

Những tàu vũ trụ mất điện vào nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm 2022 khiến các tàu vũ trụ vận hành bằng năng lượng Mặt Trời của NASA, Ấn Độ và Trung Quốc bị mất điện.
Những tàu vũ trụ mất điện vào nguyệt thực toàn phần
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: