Hổ phách chứa mảnh vỡ của tiểu hành tinh xóa sổ khủng long

Mỹ - Một mảnh cực nhỏ của tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất cách đây 66 triệu năm có thể nằm trong khối hổ phách tại di chỉ Tanis ở thành hệ Hell Creek, Bắc Dakota.


Nhà tự nhiên học David Attenborough và nhà cổ sinh vật học David Attenborough mô tả phát hiện trong bộ phim tài liệu "Dinosaur Apocalypse". DePalma, nghiên cứu sinh cao học ở Đại học Manchester, Anh kiêm trợ giảng ở Đại học Florida Atlantic, bắt đầu làm việc ở Tanis vào năm 2012.


Khu vực khai quật là vùng đồng bằng đầy bụi đá trái ngược hoàn toàn với cuối kỷ Phấn Trắng. Khi đó, vùng Trung Tây của Mỹ là một rừng mưa nhiều đầm lầy với biển nội hải mang tên Western Interior Seaway chạy dài từ vịnh Mexico ngày nay tới Canada. Tanis cách miệng hố va chạm Chicxulub (do tiểu hành tinh đâm xuống ngoài khơi Mexico) hơn 3.218 km. Nhưng các phát hiện ban đầu tại đây khiến DePalma tin chắc di chỉ có thể cung cấp bằng chứng hiếm hoi về quá trình kết thúc kỷ nguyên khủng long.


Phần lớn những viên thủy tinh hình cầu đầu tiên hé lộ dấu vết của vụ va chạm tiểu hành tinh được bảo quản trong đất sét, kết quả từ nhiều quá trình địa chất trong hàng triệu năm. Tuy nhiên, DePalma và cộng sự cũng tìm thấy một số viên cầu nằm trong nhựa cây bên trên bề mặt khúc gỗ vào ngày khủng long tuyệt chủng và được bảo quản bằng hổ khách. "Trong khối hổ phách đó, chúng tôi phát hiện một số viên cầu giống như bị đóng băng tại chỗ. Giống như côn trùng được bảo quản hoàn hảo, khi những viên cầu này rơi vào khối hổ phách, nước không thể lọt vào. Chúng cũng không bao giờ biến thành đất sét và được lưu giữ nguyên vẹn", DePalma nói.


Các nhà nghiên cứu có thể xác định một số mẩu đá chưa tan chảy bên trong viên cầu thủy tinh. Phần lớn mẩu đá tí hon rất giàu canxi, nhiều khả năng từ đá vôi bên dưới vịnh Yucatan. Theo DePalma, hai mẩu đá trong số đó có thành phần cấu tạo cực kỳ khác biệt với lượng chrom và nickel tăng vọt cùng một số nguyên tố khác thường chỉ phổ biến ở thiên thạch. Dựa theo phân tích sơ bộ, nhóm nghiên cứu cho rằng chúng có nguồn gốc ngoài vũ trụ.


DePalma chia sẻ ông và cộng sự hy vọng có thể xác nhận tiểu hành tinh cấu tạo từ vật liệu gì và nó có thể đến từ đâu. DePalma trình bày phát hiện hồi tháng 4 ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland. Nhóm nghiên cứu sẽ xuất bản bài báo đã qua thẩm duyệt về phát hiện sơ bộ trong những tháng tới.


An Khang (Theo CNN)









Ho phach chua manh vo cua tieu hanh tinh xoa so khung long


My - Mot manh cuc nho cua tieu hanh tinh dam vao Trai Dat cach day 66 trieu nam co the nam trong khoi ho phach tai di chi Tanis o thanh he Hell Creek, Bac Dakota.

Hổ phách chứa mảnh vỡ của tiểu hành tinh xóa sổ khủng long

Mỹ - Một mảnh cực nhỏ của tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất cách đây 66 triệu năm có thể nằm trong khối hổ phách tại di chỉ Tanis ở thành hệ Hell Creek, Bắc Dakota.
Hổ phách chứa mảnh vỡ của tiểu hành tinh xóa sổ khủng long
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: