Hơn 38.000 shop rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử trong quý 1

Trong quý I/2025, hơn 38.000 cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam không ghi nhận bất kỳ đơn hàng nào.


Báo cáo “Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý I/2025 và dự báo quý II/2025” của Metric chỉ ra rằng, tổng doanh thu trong quý I/2025 của 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam (Shopee, TikTok, Lazada, Tiki) đã tăng trưởng 42,29% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 101,4 tỷ đồng, với 950,7 triệu sản phẩm được bán ra.


TMDTVN
Ảnh chụp màn hình.

Trong quý I/2025, TikTok Shop ghi nhận mức tăng trưởng doanh số 113,8%, nâng thị phần từ 23% lên 35%. Điều này cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm giải trí qua video ngắn.


Mặc dù Shopee vẫn duy trì tăng trưởng 29,3%, nhưng thị phần của nền tảng này đã giảm từ 68% xuống còn 62%, phản ánh sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Lazada và Tiki cũng chứng kiến sự suy giảm doanh số lần lượt là 43,5% và 66,6%.


Theo Metric, sự dịch chuyển nhanh chóng của người tiêu dùng sang nền tảng nội dung như TikTok Shop là tín hiệu quan trọng cho các sàn thương mại điện tử trong việc định hướng phát triển sắp tới.


Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong quý đầu năm 2025, đã có 38.000 shop không phát sinh đơn hàng trên các nền tảng TMĐT. Tuy nhiên, nhóm shop có doanh số cao lại tăng trưởng mạnh, đặc biệt nhóm shop đạt doanh số trên 50 tỷ đồng đã tăng gần gấp đôi (95%) so với quý I/2024.


Điều này phản ánh việc các shop nhỏ lẻ đang rút lui, nhường sân chơi cho các nhà bán lớn có quy mô và năng lực vận hành vượt trội.


Người tiêu dùng đang dần chuyển sang các shop Mall chính hãng, nhóm này đã trở thành động lực tăng trưởng chủ yếu trên các sàn thương mại điện tử.


Dù chỉ chiếm 3% tổng số shop, các shop Mall đã đóng góp đến 26,7% tổng doanh số trên Shopee và TikTok Shop, cho thấy vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị bán hàng.


Người tiêu dùng hiện nay ưu tiên các cửa hàng chính hãng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và độ tin cậy của dịch vụ.


Doanh số của nhóm shop Mall trên cả hai nền tảng đều có xu hướng tăng trưởng mạnh, phản ánh sự chuyển dịch trong hành vi tiêu dùng, với người tiêu dùng ngày càng khắt khe và chú trọng đến uy tín thương hiệu.


Ngoài ra, nhóm hàng nhập khẩu trên Shopee cũng đang gia tăng cạnh tranh với nhà bán nội địa nhờ vào lợi thế về giá rẻ, mẫu mã đa dạng và phù hợp với nhu cầu khách hàng trong nước.


Trong quý I/2025, doanh số nhóm hàng nhập khẩu đạt 3,6 nghìn tỷ đồng với hơn 80 triệu sản phẩm bán ra, tăng trưởng lần lượt 12,2% về doanh số và 7,18% về sản lượng. Mặc dù chỉ chiếm 5,9% thị phần, nhóm này vẫn thu hút khách hàng nhờ vào giá trị sản phẩm hợp lý và sự đa dạng trong mẫu mã.


Metric dự báo thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong quý II/2025 với doanh số kỳ vọng đạt 116.600 tỷ đồng, tăng 15% so với quý trước, và sản lượng tiêu thụ khoảng 1.112 triệu sản phẩm, tăng 17%.


Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các chương trình khuyến mãi giữa năm và xu hướng tiêu dùng trực tuyến ổn định. Bên cạnh đó, hành vi tiêu dùng cũng cho thấy sự chuyển dịch rõ rệt sang các ngành hàng thiết yếu và chăm sóc sức khỏe, cùng với sự gia tăng trong chi tiêu cho sản phẩm chất lượng cao và nguồn gốc rõ ràng.









Hon 38.000 shop roi bo cuoc choi thuong mai dien tu trong quy 1


Trong quy I/2025, hon 38.000 cua hang tren cac nen tang thuong mai dien tu tai Viet Nam khong ghi nhan bat ky don hang nao.

Hơn 38.000 shop rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử trong quý 1

Trong quý I/2025, hơn 38.000 cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam không ghi nhận bất kỳ đơn hàng nào.
Hơn 38.000 shop rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử trong quý 1
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: