Vì sao iPhone sản xuất tại Mỹ mãi ‘chỉ là giấc mơ’?

Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc sản xuất iPhone tại Mỹ sẽ là một biểu tượng chiến thắng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế lại khắc nghiệt hơn nhiều.


Nếu Apple quyết định sản xuất iPhone tại Mỹ, điều này sẽ hiện thực hóa cam kết tranh cử của ông Trump về việc đưa hoạt động sản xuất quay trở lại trong nước. Chính quyền Mỹ dường như cũng xem đây là một mục tiêu khả thi, đặc biệt trong bối cảnh áp thuế 145% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.


Tuy nhiên, thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Việc chuyển dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ trong tương lai gần là điều khó xảy ra do nhiều rào cản, bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hệ sinh thái cung ứng chưa phát triển, cùng với kinh nghiệm và bí quyết sản xuất vốn tập trung tại châu Á.


Thay vào đó, Apple đang ưu tiên phát triển Ấn Độ như một trung tâm sản xuất mới cho thị trường Mỹ, với các đối tác đang xây dựng nhà máy iPhone lớn thứ hai thế giới tại quốc gia này.


ekwnesn7.png
Công nhân tại một nhà máy sản xuất iPhone ở Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Những người sống bên ngoài châu Á thường khó hình dung được quy mô khổng lồ của các cơ sở FATP – viết tắt của “lắp ráp cuối cùng, kiểm thử và đóng gói” – của Apple. Những khu tổ hợp này không khác gì những thị trấn thu nhỏ, nơi làm việc và sinh hoạt của hàng trăm nghìn người, có đầy đủ trường học, phòng tập, cơ sở y tế và ký túc xá. Một nhà máy sản xuất iPhone đặt tại Trịnh Châu (Trung Quốc) thậm chí còn được gọi là “Thành phố iPhone”.


“Liệu có thành phố nào ở Mỹ có thể dẹp bỏ mọi hoạt động khác để chỉ tập trung vào việc sản xuất iPhone? Có tới hàng triệu người làm việc trong chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc,” Matthew Moore – đồng sáng lập một công ty khởi nghiệp và là cựu kỹ sư sản xuất của Apple – chia sẻ. “Boston có dân số hơn 500.000 người. Cả thành phố đó sẽ phải dừng mọi thứ lại để lắp ráp iPhone.”


Việc phát triển các phiên bản iPhone mới và sản phẩm khác vẫn bắt đầu tại các phòng thí nghiệm ở Thung lũng Silicon. Tuy nhiên, quy trình phối hợp với các nhà cung cấp linh kiện và đối tác tại châu Á đã được khởi động từ rất sớm, trước cả khi sản phẩm chính thức ra mắt. Các kỹ sư và chuyên gia vận hành của Apple thường dành nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, hợp tác chặt chẽ với Foxconn, Pegatron và các đối tác khác để tinh chỉnh quy trình lắp ráp cho từng thiết bị mới.


Trung Quốc hiện là nơi tập trung hàng triệu lao động được đào tạo bài bản về kỹ năng vận hành máy móc và các công đoạn thủ công – những yếu tố vẫn rất quan trọng trong sản xuất iPhone.


Theo Moore, Mỹ hiện không có đủ sinh viên theo học các ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) để đáp ứng nhu cầu đó.


Tại một sự kiện của tạp chí Fortune vào năm 2017, CEO Tim Cook từng khẳng định chi phí lao động thấp không phải lý do chính khiến Apple lựa chọn Trung Quốc.


“Trung Quốc không còn là nơi có chi phí lao động thấp trong nhiều năm qua,” ông nói. “Lý do thực sự là vì kỹ năng – và số lượng kỹ năng – được tập trung ở cùng một nơi.” Theo ông, số lượng kỹ sư tại Trung Quốc vượt xa so với Mỹ, và đó mới là lợi thế lớn nhất.


iphone bloomberg
Apple bán nhiều mẫu iPhone khác nhau mỗi năm dẫn đến việc tự động hóa sản xuất trở nên khó khăn. Ảnh: Bloomberg

Một số ý kiến cho rằng Apple nên tận dụng lượng tiền mặt khổng lồ của mình để mua đất và xây dựng các nhà máy lắp ráp iPhone hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và sản xuất đều nhận định rằng điều này là không khả thi – ngay cả Trung Quốc cũng chưa thể làm được điều đó.


Tốc độ cải tiến nhanh chóng của iPhone khiến cho việc tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất càng trở nên phức tạp, do các thiết kế và linh kiện thường xuyên thay đổi. Hơn nữa, phần lớn các thiết bị máy móc cần thiết cho việc sản xuất cũng đang được chế tạo tại Trung Quốc.


Mặc dù thiết kế bên ngoài của iPhone không có nhiều thay đổi trong những năm gần đây, nhưng vật liệu mới, các thành phần bên trong, và thậm chí là những tinh chỉnh nhỏ nhất trong thiết kế vẫn buộc Apple phải điều chỉnh lại dây chuyền lắp ráp – điều này hiện chỉ có thể thực hiện hiệu quả tại các cơ sở sản xuất ở nước ngoài.


Dù Apple đã nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm tỷ trọng sản xuất tại Trung Quốc xuống dưới 90%, việc tái tạo mô hình sản xuất tinh vi này ở các quốc gia khác vẫn là thách thức lớn. Hiện tại, các cơ sở của Apple tại Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia chủ yếu tập trung sản xuất các thiết bị như Mac, AirPods, Apple Watch và iPad – chứ chưa thể thay thế vai trò trung tâm của Trung Quốc trong sản xuất iPhone.









Vi sao iPhone san xuat tai My mai ‘chi la giac mo’?


Doi voi Tong thong My Donald Trump, viec san xuat iPhone tai My se la mot bieu tuong chien thang quan trong. Tuy nhien, thuc te lai khac nghiet hon nhieu.

Vì sao iPhone sản xuất tại Mỹ mãi ‘chỉ là giấc mơ’?

Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc sản xuất iPhone tại Mỹ sẽ là một biểu tượng chiến thắng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế lại khắc nghiệt hơn nhiều.
Vì sao iPhone sản xuất tại Mỹ mãi ‘chỉ là giấc mơ’?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: