Cần đánh giá lại toàn bộ hệ thống chính sách cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Cần có nghiên cứu để đánh giá toàn bộ hệ thống chính sách tác động đến hoạt động nghiên cứu, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống.


Đây là các ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại chương trình bàn tròn trực tuyến "Thúc đẩy nhân tài - định hướng cho hệ sinh thái khởi nghiệp Tại TP.HCM", diễn ra vừa qua.


hue 9577.jpg
Các chuyên gia tại hương trình bàn tròn trực tuyến "Thúc đẩy nhân tài - định hướng cho hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP.HCM".

TP.HCM có nhiều chính sách cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo


Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM, hệ thống chính sách TP.HCM hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay có những gói chính: Hỗ trợ cho câu chuyện nâng cao năng lực của các thành phần hệ sinh thái, trong đó có các chương trình huấn luyện cho các nhóm khởi nghiệp; Các chương trình hỗ trợ cho hoạt động ươm tạo, thông qua các cuộc thi để chọn các dự án tốt nhất và các vườn ươm sẽ hỗ trợ kinh phí các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoàn thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh; Hỗ trợ các chương trình tiếp cận các quỹ đầu tư, giúp cho các dự án đã có sản phẩm và khách hàng có thể tiếp tục có nguồn lực hoàn thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh để tiếp cận thị trường tốt hơn, trước khi tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm; Nhóm chính sách hỗ trợ cho kết nối các thành phần hệ sinh thái trong đó có hoạt động kết nối giữa các khởi nghiệp có sản phẩm với khách hàng tiềm năng hoặc tiếp cận các thị trường nước ngoài, hoặc tiếp cận các quỹ đầu tư.


hue 9503.jpg
Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM.

Đồng thời, hiện nay Thành phố đã có Nghị quyết 98 của Quốc hội, trong đó có một số chính sách để thúc đẩy nghiên cứu phát triển nói chung và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng.


Cụ thể, TP.HCM có 3 gói chính sách cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gồm: Hỗ trợ để hoàn thiện ý tưởng sản phẩm 40 triệu đồng, gói ươm tạo 80 triệu đồng để tăng tốc.


Giám đốc Sở KH&CN cho biết, số tiền này đối với startup chưa giải quyết một cách triệt để, nhưng cần hiểu chính sách Nhà nước chỉ là phần vốn mồi ban đầu, còn khởi nghiệp cần phải huy động thêm vốn từ cộng đồng các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư thiên thần, kể cả quỹ đầu tư mạo hiểm, thậm chí cả khách hàng tiềm năng lớn.


Cần đánh giá lại toàn bộ hệ thống chính sách cho khởi nghiệp


Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM cho rằng, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn chính là chính sách. Trong đó, cần có nghiên cứu để đánh giá toàn bộ hệ thống chính sách tác động đến hoạt động nghiên cứu phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tức là làm một cách có hệ thống, lúc đó sẽ thiết kế lại, đồng bộ và phù hợp hơn. Theo ông, khó nhất ở đây là vấn đề tư duy trong việc thiết kế các chính sách, một số chính sách hiện nay vẫn còn cách nghĩ cũ nên hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển cho đổi mới sáng tạo vẫn còn rất khó khăn, chính vì thế mấu chốt ở đây khi làm chính sách là vượt qua khỏi rào cản tư duy.


Trước các khó khăn trên, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM cho biết, vấn đề dễ nhất thực hiện được ngay ở TP.HCM là đưa ra chính sách thí điểm, đây là sandbox chính sách để đánh giá hiệu quả, sau đó Nhà nước dựa vào đó để có thay đổi lớn.


Chẳng hạn, TP.HCM đang triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội và đã tiến hành đưa ra các chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: Ở nhóm chính sách tiền lương, tiền công và thù lao cho hoạt động nghiên cứu, phát triển đổi mới sáng tạo, Hội Đồng Nhân Dân đã thông qua chính sách thù lao ưu đãi tăng lên đến 120 triệu đồng; Miễn thuế thu nhập cá nhân người làm việc trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo; Miễn thuế giao dịch các quỹ đầu tư mạo hiểm; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong quá trình triển khai, Thành phố luôn cố gắng thiết kế những chương trình hỗ trợ bám sát với nhu cầu của cộng đồng khởi nghiệp.


Tuy nhiên, nguồn lực Nhà nước là có hạn nên Thành phố mong muốn thu hút thêm các nguồn lực của xã hội, cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp hiện hữu cũng như sự hợp tác các nguồn lực từ các đối tác quốc tế.


Ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ, TP.HCM mới tập trung xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 5 năm, tiềm lực kinh tế có giới hạn, các thành phần trong hệ sinh thái chập chững ban đầu. Tuy nhiên, Thành phố chứng minh cho mọi người thấy rằng, Nhà nước quan tâm một chút đã thúc đẩy cả xã hội quan tâm vấn đề này. TP.HCM từ chưa có tên đã có tên trên bản đồ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thế giới. Hiện nay, Quốc hội đang chuẩn bị thông qua để thay đổi lại luật Khoa học công nghệ, hệ thống chính sách mới sẽ thúc đẩy tốt hơn trong câu chuyện đổi mới sáng tạo thời gian sắp tới.


hue 9521.jpg
Ông Đào Việt Thắng, đồng sáng lập Vexere.

Ông Đào Việt Thắng, đồng sáng lập Vexere cũng cho rằng, hành lang pháp lý hiện nay đóng vai trò quan trọng trong khởi nghiệp, như startup này khi tiếp xúc các nhà đầu tư chưa bao giờ vào Việt Nam, câu hỏi họ luôn đặt ra là đầu tư vào có dễ không, rút vốn như thế nào. Với các trường hợp này Vexere chỉ có cách là liên kết họ với các nhà đầu tư cũ để hướng dẫn chứ không biết căn cứ theo chính sách nào. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần xem xét về mặt thuế nếu muốn thu hút các nhà đầu tư hay các startup, bởi thường người ta nhìn Singapore để so sánh, nếu có thêm các ưu đãi để cạnh tranh được.


hue 9427.jpg
Ông Peter Vesterbacka, đồng sáng lập tựa game nổi tiếng Angry Bird.

Trong khi đó, ông Peter Vesterbacka, đồng sáng lập tựa game nổi tiếng Angry Bird chia sẻ, hiện theo ông tìm hiểu, các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đang gặp một số rào cản về chính sách nên thường lập công ty ở Singapore. Điều này khiến một số nhà đầu tư ái ngại. Do đó, thứ cần làm là tạo một hành lang pháp lý cởi mở, gỡ bỏ rào cản để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.


Chuyện khởi nghiệp bán đá lạnh từ năm 10 tuổi của ông Hoàng Nam TiếnHồi 10 tuổi, ông Hoàng Nam Tiến (Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT) đã từng nảy ý tưởng “khởi nghiệp” chỉ từ công việc bán đá lạnh.