Đồng thời, cam kết này được kêu gọi đưa vào kết quả cuối cùng của cuộc họp các nhà lãnh đạo thế giới vào ngày 2/12.
Hơn 60 quốc gia cho biết, họ ủng hộ một thỏa thuận do Liên minh châu Âu, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất dẫn đầu nhằm tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo trong thập kỷ này và chuyển dần khỏi than đá. Một số nền kinh tế mới nổi lớn như Nigeria, Nam Phi và Việt Nam, các nước phát triển như Australia, Nhật Bản và Canada, những nước khác bao gồm Peru, Chile, Zambia và Barbados cho biết sẽ tham gia cam kết.
Dự thảo cam kết cũng sẽ bao gồm nội dung tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả năng lượng hàng năm của thế giới, lên 4% mỗi năm cho đến năm 2030.
Dự thảo cho biết, việc sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo phải đi kèm với "giảm dần sử dụng năng lượng than", bao gồm cả việc chấm dứt cấp vốn cho các nhà máy nhiệt điện than mới.
(Ảnh: COP28)
Những cuộc đàm phán với Trung Quốc và Ấn Độ nhằm tham gia cam kết "khá tiến triển", mặc dù hiện cả hai quốc gia này đều chưa đồng ý tham gia thỏa thuận.
Các nhà khoa học cho biết, cả hai hành động nhanh chóng mở rộng năng lượng sạch và giảm nhanh việc đốt nhiên liệu hóa thạch phát thải CO2 trong ngành điện đều rất quan trọng nếu thế giới muốn ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra nghiêm trọng hơn.
Theo các quan chức, việc sớm thể hiện sự ủng hộ đối với mục tiêu tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo và loại bỏ than đá sẽ tạo động lực tích cực trước những ngày đàm phán căng thẳng dự kiến tại hội nghị khí hậu COP28.
Lấy link