Cán bộ, nông dân Sơn La tập huấn về marketing sản phẩm OCOP

Tại lớp tập huấn, các giảng viên cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; marketing sản phẩm OCOP…


Trong 3 ngày từ 27 đến 29/9, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Sơn La (Sở NN &PTNN tỉnh Sơn La) phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức lớp tập huấn kiến thức Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).


Tham gia lớp tập huấn Chương trình OCOP có 60 học viên là các cán bộ, các chủ thể tham gia thực hiện Chương trình OCOP đến từ 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.


Mục tiêu của lớp tập huấn nhằm cung cấp cho học các chuyên đề trọng tâm về Chương trình OCOP. Từ đó, các học viên nắm được kiến thức cơ bản về Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, tập trung thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở để tìm ra giải pháp, cách làm hay nhằm góp phần giúp tỉnh Sơn La có thêm nhiều hơn nữa các sản phẩm OCOP trong thời gian tới.


son la.jpeg
Các học viên tham gia lớp tập huấn.

Lớp tập huấn đào tạo kiến thức Chương trình OCOP tập trung vào 8 chuyên đề: Chương trình OCOP và những điểm mới; Chu trình OCOP và vai trò của cán bộ OCOP cấp huyện, xã; Xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP , vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan; Ý tưởng sản phẩm và chu trình phát triển sản phẩm mới, những điều cần lưu ý...


Đặc biệt, các giảng viên đến từ trường Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng vùng nguyên liệu, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Marketing sản phẩm OCOP; Quản lý chất lượng sản phẩm nông sản.


Báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật công bố ngày 24/8/2023, tại “Hội nghị tăng cường quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói” cho biết, đến nay, cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp.


Tập trung phần lớn vào các sản phẩm: xoài, thanh long, nhãn, lúa, sầu riêng. Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.


Tương tự, việc quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP là một trục nội dung quan trọng giúp sản phẩm tiếp cận được với khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.


Thông qua cách làm về định vị thương hiệu, sản phẩm sẽ được định vị trên thị trường so với sản phẩm cùng loại. Từ đó, các giải pháp về thị trường sẽ cụ thể và tập trung hơn.









Can bo, nong dan Son La tap huan ve marketing san pham OCOP


Tai lop tap huan, cac giang vien cung nhan manh den tam quan trong cua viec xay dung ma so vung trong, ma so co so dong goi va truy xuat nguon goc san pham; marketing san pham OCOP…

Cán bộ, nông dân Sơn La tập huấn về marketing sản phẩm OCOP

Tại lớp tập huấn, các giảng viên cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; marketing sản phẩm OCOP…
Cán bộ, nông dân Sơn La tập huấn về marketing sản phẩm OCOP
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: