Cuộc cách mạng kết nối sắp đến với các thiết bị đeo thông minh

Các thiết bị đeo thông minh thực tế ảo/thực tế tăng cường trong thời gian tới sẽ có khả năng kết nối Wi-Fi ngang hàng, sau khi cơ quan chức năng Mỹ đồng ý cấp phép sử dụng dải tần 6 GHz.


Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FTC) vừa đồng ý mở dải phổ tần cho một số thiết bị đeo, động thái được các nhà sản xuất thiết bị đeo thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) chào đón.


Theo đó, băng tần 6 GHz đã được nhất trí dành cho “một số loại thiết bị tiêu thụ năng lượng rất thấp mới”, chẳng hạn như công nghệ trên các thiết bị đeo.


107320432 1697751421940 meta quest 3.jpg
Những thiết bị VR như Quest 3 sẽ sớm có kết nối Wi-Fi ngang hàng, mở ra tiềm năng sử dụng rộng hơn trong tương lai.

FCC hi vọng bước đi này sẽ “thúc đẩy hệ sinh thái gồm các ứng dụng tiên tiến, bao gồm công nghệ VR và AR, để hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao cơ hội học tập, y tế và mang lại trải nghiệm giải trí mới”.


Phó Chủ tịch chính sách khu vực Bắc Mỹ Meta, Kevin Martin nói cuộc bỏ phiếu của FCC là “ví dụ điển hình về cách thức chính phủ sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để xây dựng tương lai”.


Gã khổng lồ mạng xã hội coi việc mở băng tần 6 GHz là một bước đi quan trọng trong tầm nhìn với sản phẩm kính thông minh. Kết quả này đồng nghĩa các thiết bị đeo trong tương lai vẫn có thể thực hiện tốt chức năng ngay cả khi người dùng không ở trong nhà hoặc những nơi có kết nối Wi-Fi mạnh.


Trong khi đó, nhóm phần cứng Pixel của Google khẳng định “băng tần 6 GHz là một yếu tố thiết yếu cho tương lai kết nối không dây” và cuộc bỏ phiếu là “một chiến thắng dành cho người tiêu dùng Mỹ” khi dải băng tần sẽ giúp kết nối Wi-Fi ngang hàng (peer-to-peer) tốc độ cao.


Theo Google, kết nối ngang hàng là hình thức “kết nối trực tiếp giữa các thiết bị qua Wi-Fi mà không cần điểm truy cập trung gian”. Tính năng này được cho là có thể hữu ích với những trò chơi hoặc ứng dụng nhiều người tham gia, chia sẻ.


Apple, một người chơi khác trong lĩnh vực thiết bị đeo VR, cũng tuyên bố động thái của FCC “là một bước tiến tích cực”.


Vào năm 2020, các doanh nghiệp công nghệ Mỹ như Apple, Broadcom, Meta và Google đã ủng hộ đề xuất cấp phép sử dụng băng tần 6 GHz, cho rằng điều này “sẽ mở ra những tiềm năng ứng dụng quan trọng, một phần của hệ sinh thái 5G tiếp theo”.


Cụ thể, giới công nghệ cho biết, những thiết bị sử dụng năng lượng rất thấp (VLP), gồm thiết bị VR/AR, tai nghe hay tay cầm điều khiển trò chơi, với quyền truy cập dải tần 6 GHz, sẽ trở nên hữu dụng, linh hoạt hơn với khả năng hoạt động không dây ở ngoài trời.


(Theo CNBC)



Từ nửa triệu hiện tại, Trung Quốc đặt mục tiêu bán 25 triệu thiết bị VR, AR năm 2026

Từ nửa triệu hiện tại, Trung Quốc đặt mục tiêu bán 25 triệu thiết bị VR, AR năm 2026

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch hành động đầu tiên đối với thực tế ảo (VR) vào ngày 1/11, đặt mục tiêu bán hơn 25 triệu thiết bị trị giá khoảng 350 tỷ NDT (48,2 tỷ USD) vào năm 2026.
Tích hợp ChatGPT vào kính VR, sinh viên Việt Nam giành giải thưởng của ĐH Stanford

Tích hợp ChatGPT vào kính VR, sinh viên Việt Nam giành giải thưởng của ĐH Stanford

Hai sinh viên năm nhất đến từ Việt Nam vừa giành chiến thắng tại TreeHacks (cuộc thi công nghệ dành cho sinh viên diễn ra cuối tháng 2) của đại học Stanford nhờ phát triển một mẫu kính VR giúp rèn khả năng hùng biện.