Tenstorrent là một trong số các công ty khởi nghiệp đang tìm cách lật đổ ngôi vương của Nvidia. Hiện công ty này đang sản xuất chip và bán bằng sáng chế sử dụng trong trung tâm dữ liệu, song cũng nỗ lực mở rộng sang những thị trường khác như ô tô.
Theo thoả thuận, Tenstorrent sẽ được tiếp cận quy trình sản xuất tiên tiến 4nm của Samsung, để sản xuất chiplet (mạch tích hợp gồm nhiều con chip nhỏ hơn).
Một số sản phẩm của công ty Canada được chế tạo bằng công nghệ RISC-V (kiến trúc tập lệnh phần cứng mã nguồn mở) và kiến trúc bán dẫn cạnh tranh với Arm và x86 mà Intel và AMD đang sử dụng.
Tuy nhiên, con chip Samsung sản xuất có tên Quasar không dựa trên công nghệ RISC-V nói trên.
“Trọng tâm của Tenstorrent là phát triển điện toán hiệu suất cao và cung cấp các giải pháp này cho khách hàng trên toàn thế giới”, Jim Keller, CEO Tenstorrent cho biết.
Vào tháng 8/2023, start-up do Jim Kelly đứng đầu đã huy động được 100 triệu USD từ Tập đoàn ô tô Huyndai và quỹ đầu tư Samsung. Trước đó, Tenstorrent cũng đã kêu gọi được 234,5 triệu USD để nâng định giá công ty lên 1 tỷ USD, trở thành “kỳ lân” tìm cách thách thức Nvidia.
Keller là chuyên gia bán dẫn kỳ cựu, từng phát triển chip cho Apple, Tesla và Intel. Tham vọng của nhà lãnh đạo này là trở về mảng công nghệ xe hơi.
Cũng trong tháng 8/2023, hãng xe hơi Hàn Quốc Huyndai cho biết đã thành lập một nhóm phát triển bán dẫn riêng vào năm ngoái, và có kế hoạch sử dụng công nghệ của Tenstorrent trên các loại xe “Huyndai, Kia và Genesis trong thời gian tới”.
Bên cạnh đó, Tenstorrent cũng đang phát triển chip AI cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, gồm cả thoả thuận công bố vào tháng 5 với LG về vi xử lý sử dụng trong smart tivi.
Tenstorrent cho hay họ huy động được 30 triệu USD từ Huyndai, 20 triệu USD từ Kia và 50 triệu USD còn lại đến từ quỹ Catalyst của Samsung và một số nhà đầu tư khác như Fidelity Ventures, Eclipse Ventures, Epiq Capital và Maverick Capital,…
(Theo Reuters)
Thứ bột trắng bán dẫn không thể thiếu trên các thiết bị di động cao cấp
Bột bán dẫn Admafine, do liên doanh Toyota Motor sản xuất, đang là vật liệu không thể thiếu để tạo nên những thiết bị di động cao cấp nhất.
Mỹ giải ngân 238 triệu USD thúc đẩy sản xuất bán dẫn
Bộ Quốc phòng Mỹ cấp 238 triệu USD cho 8 trung tâm vi điện tử khu vực nhằm thúc đẩy sản xuất bán dẫn trên cả nước, đặc biệt là thu hẹp khoảng cách từ phòng thí nghiệm đến nhà máy.
Các công ty vật liệu sản xuất bán dẫn Nhật Bản chiếm thị phần lớn trên toàn cầu, song đang trở thành mục tiêu thâu tóm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.