Công nghệ AI giúp các cửa hàng phân tích nhu cầu, đặt hàng từ nhà cung cấp

Công nghệ kỹ thuật số đã có mặt trong khắp hành trình sản phẩm đi từ nhà cung cấp đến giỏ hàng của khách hàng. Công nghệ AI giúp các cửa hàng phân tích nhu cầu, đặt các hàng hóa cần thiết từ nhà cung cấp.


Trí tuệ nhân tạo


Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của trí tuệ nhân tạo (AI) trong bán lẻ là dự báo nhu cầu. Các thuật toán đã học cách hiểu những sản phẩm mà khách hàng thích, cũng như thời gian và địa điểm họ muốn mua chúng. Điều này cho phép cửa hàng quản lý chuỗi cung ứng tối ưu hóa mức tồn kho và tránh giảm giá.


Thị trường AI trong lĩnh vực bán lẻ dự kiến sẽ tăng từ 5,5 tỷ USD (năm 2022) lên hơn 55,5 tỷ USD vào năm 2030. Dự báo nhu cầu có giá trị đến mức Nike đã mua lại công ty khởi nghiệp AI Celect với giá 110 triệu USD vào năm 2019 để hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.


Công nghệ AI giúp các cửa hàng không chỉ phân tích nhu cầu, mà còn đặt hàng điện tử các hàng hóa cần thiết từ nhà cung cấp. Hệ thống thông tin của cửa hàng giao tiếp với hệ thống thông tin của nhà cung cấp và chuẩn bị gói hàng theo khối lượng sản phẩm cần thiết được vận chuyển.


Ngoài ra, AI thậm chí còn có thể ấn định mức giá tối ưu cho một sản phẩm. Bán lẻ là một hoạt động kinh doanh có giá cả cạnh tranh và giá ở mỗi cửa hàng riêng lẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bản thân các thuật toán sẽ so sánh các mức giá này và đề xuất tùy chọn của riêng chúng.


Công nghệ sinh trắc học cho phép rút ngắn thời gian thanh toán.

Công nghệ sinh trắc học cũng đang được giới thiệu tại các cửa hàng. Hệ thống nhận dạng nụ cười có thể cho phép bạn rút tiền thanh toán mà không cần thẻ vật lý. Sinh trắc học cũng được sử dụng tích cực trong các ngân hàng và phương tiện giao thông công cộng, nơi bạn có thể thanh toán chi phí bằng khuôn mặt của mình.


Phân tích video


Nếu trước đây việc sử dụng camera trong cửa hàng chỉ giới hạn ở bộ phận an ninh, ngày nay ngành bán lẻ sử dụng công nghệ thị giác máy tính cho nhiều nhu cầu kinh doanh khác nhau, đơn giản như chỉ để kiểm soát việc trưng bày hàng hóa trên kệ.


Theo IHL Group (Mỹ), ngành bán lẻ toàn cầu thiệt hại 900 tỷ euro mỗi năm do hàng hóa trưng bày bị hết và không được bổ sung kịp thời. Chuỗi bán lẻ Walmart của Mỹ giải quyết vấn đề này bằng cách cho nhân viên cửa hàng gắn camera vào máy lau sàn, sau đó cử họ đi dọn dẹp hành lang và nhà kho.


Camera ghi lại lượng hàng tồn kho trên kệ và gửi thông tin đến trung tâm dữ liệu, nơi AI phân tích tình trạng thiếu hàng và quyết định bổ sung thêm hàng. Những chiếc máy như vậy chụp hơn 20 triệu bức ảnh sản phẩm trên kệ mỗi ngày.


Một số nhà bán lẻ khác lại sử dụng một máy quét robot di chuyển dọc các lối đi của trung tâm phân phối, quét tất cả các pallet và giúp ngăn chặn tình trạng hết hàng. Ngoài ra còn có camera trong hành lang, chẳng hạn như một hệ thống phân tích video, theo dõi sự sẵn có của các sản phẩm trên kệ và gửi tín hiệu đến cơ sở sản xuất về số lượng sản phẩm còn lại.


Thị giác máy tính không chỉ được sử dụng trong các cửa hàng, mà còn được sử dụng trong xe tải vận chuyển hàng hóa. Xe tải chở hàng di chuyển suốt ngày đêm, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi tình trạng của tài xế vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.


Hệ thống Antison (Nga) hoạt động trực tiếp trong cabin và theo dõi xem tài xế có ngủ quên khi lái xe hay không. Nếu điều này xảy ra, hệ thống sẽ đánh thức tài xế, sau đó thông báo cho trung tâm kiểm soát rằng tài xế cần dừng lại và nghỉ ngơi.


Phân tích video giúp giám sát sự an toàn trong các cửa hàng, đồng thời giám sát cả các tiêu chuẩn và quy trình dịch vụ khi thanh toán. Nếu đột nhiên xảy ra sự cố tại quầy thanh toán, hệ thống sẽ nhận biết ngay lập tức và thông báo cho bộ phận hữu quan về sự việc.


Ngoài ra, camera giám sát việc xếp hàng không hình thành trong hội trường: hệ thống thông báo cho nhân viên về đám đông người và đưa ra tín hiệu để nhanh chóng mở thêm một máy tính tiền. Theo một nghiên cứu của Tập đoàn Honeywell's ở Anh, việc hạn chế xếp hàng kéo dài làm tăng lòng trung thành của khách hàng lên 35%.


Vấn đề bảo mật thông tin đang trở nên cấp thiết, kể cả trong ngành bán lẻ.

An ninh mạng


Năm 2022, 67% công ty ở Nga và SNG trong lĩnh vực bán lẻ báo cáo gặp phải đe dọa rò rỉ thông tin. Các rò rỉ phổ biến nhất liên quan đến dữ liệu khách hàng và giao dịch (71%), thông tin tài chính (41%) và tài liệu kỹ thuật (21%). Những bộ dữ liệu như vậy rất được những kẻ tấn công mạng quan tâm.


Các cửa hàng thường được trang bị một số lượng lớn thiết bị “thông minh”, do đó dễ trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc. Những mối đe dọa này được các trung tâm Giám sát và Ứng phó Sự cố An toàn Thông tin ghi lại và ngăn chặn. Nhiệm vụ chính của các trung tâm này là duy trì niềm tin của khách hàng và bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ.


Sự nghiêm túc của các nhà bán lẻ đối với vấn đề bảo mật thông tin là vấn đề thường trực trong quy trình kinh doanh, cho phép các cửa hàng hoạt động trơn tru và thu hút khách hàng. Khách hàng biết rằng dữ liệu của mình được bảo vệ và các kệ hàng sẽ luôn có sản phẩm họ cần.


(theo RBK)









Cong nghe AI giup cac cua hang phan tich nhu cau, dat hang tu nha cung cap


Cong nghe ky thuat so da co mat trong khap hanh trinh san pham di tu nha cung cap den gio hang cua khach hang. Cong nghe AI giup cac cua hang phan tich nhu cau, dat cac hang hoa can thiet tu nha cung cap.

Công nghệ AI giúp các cửa hàng phân tích nhu cầu, đặt hàng từ nhà cung cấp

Công nghệ kỹ thuật số đã có mặt trong khắp hành trình sản phẩm đi từ nhà cung cấp đến giỏ hàng của khách hàng. Công nghệ AI giúp các cửa hàng phân tích nhu cầu, đặt các hàng hóa cần thiết từ nhà cung cấp.
Công nghệ AI giúp các cửa hàng phân tích nhu cầu, đặt hàng từ nhà cung cấp
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: