Thành phần luyện đồng bí mật của người Trung Quốc cổ đại

Kết quả phân tích cuốn bách khoa 2.300 năm và tiền xu giúp các nhà nghiên cứu giải mã công thức luyện đồng giúp tạo ra những cổ vật tồn tại tới ngày nay.


Kao Gong Ji, cuốn bách khoa toàn thư về kỹ thuật lâu đời nhất thế giới, được viết vào khoảng năm 300 trước Công nguyên và nằm trong bộ sách lớn hơn gọi là Chu lễ. Cuốn sách cổ đại này bao gồm 6 công thức hóa học để trộn hợp kim đồng và liệt kê những đồ vật như kiếm, chuông, rìu, dao và gương cũng như cách chế tạo. Trong 100 năm qua, các nhà nghiên cứu chật vật tìm cách dịch tên hai nguyên liệu chính là "jin" và "xi". Các chuyên gia cho rằng hai từ tương ứng với đồng và thiếc, những thành phần chủ chốt trong quá trình luyện đồng. Tuy nhiên, khi tìm cách tái tạo công thức, họ thu được kim loại không phù hợp với thành phần của các cổ vật Trung Quốc.


Trong nghiên cứu công bố hôm 9/8 trên tạp chí Antiquity, hai nhà khoa học cho biết họ đã xác định chính xác ý nghĩa thực sự phía sau những nguyên liệu bí ẩn. Phát hiện giúp hiểu rõ hơn về sản xuất hợp kim đồng ở thời cổ đại, đặc biệt khi sản xuất quy mô lớn diễn ra từ rất lâu trước khi 6 công thức được chia sẻ trong sách Kao Gong Ji, theo đồng tác giả nghiên cứu Ruiliang Liu, quản lý Bộ sưu tập Trung Quốc ở Bảo tàng Anh tại London.


Ở Trung Quốc ngày nay, jin có nghĩa là vàng. Nhưng nghĩa cổ của từ này có thể là đồng, hợp kim đồng hoặc thậm chí kim loại. Đó là lý do tại sao rất khó xác định nguyên liệu cụ thể. "Những công thức này được sử dụng trong ngành sản xuất đồng lớn nhất ở đại lục Âu - Á thời kỳ đó. Giới nghiên cứu đã nỗ lực tái tạo lại quá trình trong hơn 100 năm qua nhưng đều thất bại", Liu cho biết.


Liu và trưởng nhóm nghiên cứu Mark Pollard, giáo sư khoa học khảo cổ ở Đại học Oxford, phân tích thành phần hóa học của tiền xu Trung Quốc đúc vào gần thời gian cuốn sách Kao Gong Ji được viết. Trước đó, họ cho rằng đồng xu làm từ đồng trộn với thiếc và chì. Phân tích cho thấy thành phần hóa học của đồng xu là kết quả trộn hai hợp kim chuẩn bị từ trước. Một hợp kim gồm đồng, thiếc và chì trong khi hợp kim còn lại gồm đồng và chì. Nhóm nghiên cứu kết luận jin và xi nhiều khả năng là hai hợp kim trộn trước này.


Phát hiện chỉ ra sản xuất hợp kim đồng của người Trung Quốc cổ đại dựa vào kết hợp các hợp kim thay vì dùng kim loại nguyên chất. Thông qua nghiên cứu, Liu và Pollard có thể hiểu thêm về quá trình sản xuất hàng loại dưới thời nhà Thương và Chu, đồng thời giải mã nhiều văn tự khác về luyện kim cổ đại từ nhiều nền văn hóa và khu vực khác nhau trong tương lai.


An Khang (Theo CNN)









Thanh phan luyen dong bi mat cua nguoi Trung Quoc co dai


Ket qua phan tich cuon bach khoa 2.300 nam va tien xu giup cac nha nghien cuu giai ma cong thuc luyen dong giup tao ra nhung co vat ton tai toi ngay nay.

Thành phần luyện đồng bí mật của người Trung Quốc cổ đại

Kết quả phân tích cuốn bách khoa 2.300 năm và tiền xu giúp các nhà nghiên cứu giải mã công thức luyện đồng giúp tạo ra những cổ vật tồn tại tới ngày nay.
Thành phần luyện đồng bí mật của người Trung Quốc cổ đại
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: