Doanh nghiệp Make in Viet Nam trở thành đầu tàu cho kinh tế số Việt

Từ lời hiệu triệu Make in Viet Nam, các doanh nghiệp công nghệ số Việt đang từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ lõi.


Doanh nghiệp công nghệ số hiện đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến 31/11/2024, cả nước hiện có 54.500 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động, tăng 14,89% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT đạt gần 1,26 triệu người.


Số liệu mới nhất của Bộ TT&TT cho thấy, năm 2024, tổng doanh thu các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt khoảng 3,88 triệu tỷ đồng, xấp xỉ 152 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2023 (137 tỷ USD).


Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt khoảng 272.000 tỷ đồng. Trong năm 2024, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nộp hơn 43.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Đóng góp vào GDP của lĩnh vực công nghiệp ICT đạt hơn 786.000 tỷ đồng.


iot smarthome make in vietnam 1.jpg
Người dùng tham quan không gian trưng bày các sản phẩm nhà thông minh Make in Viet Nam. Ảnh: Minh Sơn

Khép lại năm 2024, lĩnh vực công nghiệp ICT cũng để lại dấu ấn đậm nét với nhiều số liệu đáng chú ý. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử của Việt Nam năm 2024 ước đạt 133,2 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2023.


Tỷ lệ giá trị Việt Nam trên doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT ước đạt 31,8%, tăng 3,1% so với năm 2023.


Hiện nay, Việt Nam đang có thứ hạng cao ở 5 mặt hàng công nghiệp công nghệ số. Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại thông minh; đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ 8 thế giới về thiết bị, linh kiện điện tử; đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm.


Để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp ICT, ngay từ năm 2019, Việt Nam đã khai sinh cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số với sứ mệnh Make in Viet Nam: nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam.


Chủ trương, định hướng thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số của Bộ TT&TT đã được cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số hưởng ứng mạnh mẽ.


Do vậy, chỉ trong vòng 5 năm, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tỷ trọng giá trị Việt Nam trên doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT đã tăng gấp gần 1,5 kể từ khi chiến lược Make in Vietnam khởi xướng.


Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp công nghệ số luôn tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, tạo ra các sản phẩm công nghệ số, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.


Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.


make in vietnam nen tang base.jpg
Trải nghiệm nền tảng số do doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Ảnh: TĐ

Trong năm 2025, Bộ TT&TT đặt mục tiêu thúc đẩy doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT lên mức 169,3 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt mức 148,5 tỷ USD, ước tăng 12,3% so với năm 2024.


Để đạt được mục tiêu tham vọng đó, từ nay đến cuối năm 2025, Bộ TT&TT kỳ vọng số lượng doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại Việt Nam sẽ cán mốc 60.000 doanh nghiệp, tăng khoảng 10% so với năm 2024.


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ với các công nghệ mới như 5G, IoT, AI, Big Data, Cloud, Blockchain tạo ra những cuộc cách mạng làm thay đổi bản chất của ngành công nghiệp CNTT.


Để giải quyết vấn đề thể chế chưa theo kịp sự phát triển, Bộ TT&TT sẽ xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số và các văn bản hướng dẫn Luật, nhằm biến công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào nền kinh tế.


Song song đó, các doanh nghiệp công nghệ số được tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển tại Việt Nam.


Ngành công nghiệp công nghệ số sẽ được phát triển với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam.


Công nghiệp ICT được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.









Doanh nghiep Make in Viet Nam tro thanh 'dau tau' cho kinh te so Viet


Tu loi hieu trieu Make in Viet Nam, cac doanh nghiep cong nghe so Viet dang tung buoc chuyen dich tu lap rap, gia cong sang sang tao, thiet ke, lam chu cong nghe loi.

Doanh nghiệp Make in Viet Nam trở thành 'đầu tàu' cho kinh tế số Việt

Từ lời hiệu triệu Make in Viet Nam, các doanh nghiệp công nghệ số Việt đang từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ lõi.
Doanh nghiệp Make in Viet Nam trở thành đầu tàu cho kinh tế số Việt
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: