Việt Nam thải 3,1 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường mỗi năm

Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới.


Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra trên đất liền mỗi năm và lượng rác thải đổ ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn. Thực tế này khiến Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới, theo báo cáo phát hành của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố hôm nay.


Nghiên cứu cũng dự báo tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi đô thị hóa, cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng và phát triển kinh tế mạnh mẽ, sẽ dẫn đến khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng nhanh. "Đến năm 2030, sau chưa đầy 15
năm, lượng chất thải phát sinh của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 27 triệu lên 54 triệu tấn", báo cáo chỉ ra.


Để tìm hiểu mức độ ô nhiễm trong môi trường tại Việt Nam, nghiên cứu của World Bank đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2020 đến tháng 4/2021 về các loại chất thải nhựa rò rỉ ra sông và đại dương, và các sản phẩm trên thị trường có thể là lựa chọn thay thế phù hợp. Nghiên cứu bao gồm khảo sát thực địa tại các khu vực ven sông và ven biển cho thấy, chất thải nhựa chiếm phần lớn lượng chất thải thu gom được, trong đó các sản phẩm nhựa dùng một lần (SUP) chiếm 62% tổng lượng chất thải nhựa (về số lượng).


Báo cáo Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam cho thấy, chất thải nhựa là loại phổ biến thu gom được trong các khảo sát thực địa, chiếm 94% về số lượng và 71% trọng lượng. Trong đó, phần lớn là rác bao bì thực phẩm mang đi (chiếm 44% về số lượng), chất thải liên quan nghề cá 33% và rác thải hộ gia đình 22%. Chỉ số bờ biển sạch (CCI), một công cụ để đánh giá mức độ sạch tương đối của bờ biển, chỉ ra 71% các địa điểm ven biển là cực kỳ bẩn.


Khảo sát cũng cho thấy, mười loại nhựa phổ biến nhất chiếm hơn 81% tổng lượng rác thải nhựa, hầu hết trong số này là nhựa SUP. Túi nhựa và các mảnh vỡ từ túi, hộp xốp đựng thực phẩm và ống hút là một trong năm loại nhựa hàng đầu xuất hiện nhiều nhất trong môi trường (chiếm 38%). Ngư cụ cũng rất phổ biến, chiếm khoảng 30% chất thải nhựa.


Giải pháp được báo cáo đề cập là thay thế các loại nhựa gây ô nhiễm hàng đầu, trong đó khuyến khích các vật dụng không phải nhựa có thể tái sử dụng nhằm mục tiêu cắt giảm về tổng thể phát sinh chất thải nhựa.


Các khuyến nghị được đưa ra bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng như hạn chế phân phối ống hút, sử dụng sản phẩm SUP tiêu dùng tại chỗ, thìa đĩa nhựa từ dịch vụ giao đồ.


Tiếp đến đề xuất tính phí người tiêu dùng khi mua túi nhựa không phân hủy sinh học (bắt đầu các bước hoạch định chính sách từ năm 2022 - 2023); đối với cốc cà phê mang đi (đề xuất chính sách từ năm 2025, thu phí và xử phạt từ năm 2026).


Một phần lộ trình cũng đề xuất hướng tới cấm bán và phân phối sản phẩm ống hút nhựa, túi nhựa khó phân hủy sinh học và hộp đựng thực phẩm.


Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc chuyển từ nhựa dùng một lần sang các sản phẩm có thể tái sử dụng mang lại nhiều lợi ích hơn chi phí bỏ ra. Song quá trình chuyển đổi được khuyến cáo theo từng giai đoạn để giảm thiểu các tác động và bù đắp tổn thất cho các nhà sản xuất nhựa dùng một lần phải gánh chịu.


Như Quỳnh









Viet Nam thai 3,1 trieu tan rac thai nhua ra moi truong moi nam


Thong ke cua Ngan hang The gioi cho thay Viet Nam tro thanh mot trong nhung nguon phat sinh rac thai nhua lon tren the gioi.

Việt Nam thải 3,1 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường mỗi năm

Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới.
Việt Nam thải 3,1 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường mỗi năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: