Thử nghiệm thả muỗi biến đổi gene thành công

Mỹ - Công ty sinh học Oxitec sử dụng muỗi đực biến đổi gene để khiến muỗi cái non chết trước khi sinh sản và thu được kết quả tốt sau khi thí điểm.


Các nhà khoa học hoàn thành nghiên cứu ngoài trời đầu tiên về muỗi biến đổi gene ở Mỹ. Công ty công nghệ sinh học Oxitec, đơn vị phụ trách tiến hành thí nghiệm, cho biết kết quả rất khả quan. Nhưng họ vẫn cần thử nghiệm quy mô lớn hơn để xác định liệu muỗi biến đổi gene có đạt mục tiêu cuối cùng là ức chế quần thể muỗi mang virus tiềm ẩn trong tự nhiên hay không.


Thí nghiệm diễn ra từ tháng 4/2021 ở Florida Keys, chuỗi quần đảo nhiệt đới gần cực nam Florida. Oxitec, công ty phát triển loại muỗi dùng trong thí nghiệm, thả gần 5 triệu con muỗi vằn (Aedes aegypti) biến đổi gene trong vòng 7 tháng, và gần như đã hoàn thành theo dõi các địa điểm thả. Công ty có trụ sở ở Abingdon, Anh, báo cáo kết quả đầu tiên từ thí nghiệm trong sự kiện trực tuyến hôm 6/4 nhưng chưa xuất bản dữ liệu.


Muỗi vằn hoang dã có thể mang virus như chikungunya, sốt xuất huyết, Zika và sốt vàng da, vì vậy giới nghiên cứu đang tìm cách giảm bớt số lượng của chúng. Những con muỗi đực biến đổi gene của Oxitec mang gene khiến muỗi cái non chết sớm. Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, khi thả vào môi trường, muỗi đực biến đổi gene sẽ giao phối với muỗi cái hoang dã. Muỗi cái con của chúng sẽ chết trước khi có thể sinh sản. Muỗi đực non sẽ tiếp tục mang gene này và truyền sang thế hệ sau. Khi mỗi thế hệ giao phối, ngày càng nhiều muỗi cái chết hơn và quần thể muỗi vằn sẽ suy giảm dần.


Để đảm bảo những con muỗi tuân theo đúng kế hoạch, nhóm nghiên cứu đặt các hộp chứa trứng muỗi biến đổi gene tại bất động sản tư nhân ở quần đảo Keys, bao quanh là nhiều chiếc bẫy, trên bán kính hơn 400 m. Một số bẫy đóng vai trò như khu vực đẻ trứng trong khi các bẫy khác giúp bắt muỗi đực trưởng thành. Nhóm nghiên cứu nhận thấy muỗi đực nở từ trứng thường di chuyển trong khu vực rộng 1 hecta xung quanh hộp, tương tự muỗi vằn hoang dã. Muỗi biến đổi gene không đốt con người. Chúng giao phối với quần thể muỗi địa phương. Muỗi cái hoang dã đẻ trứng trong bẫy của Oxitec cũng như nhiều khu vực khác như bình hoa, nắp thùng rác và can nước ngọt.


Nhóm nghiên cứu của Oxitec đã thu thập hơn 22.000 quả trứng từ bẫy và đem trở về phòng thí nghiệm để quan sát trứng nở. Công ty báo cáo tất cả muỗi cái mang gene tử vong đều chết trước khi trưởng thành. Họ có thể xác định điều này do muỗi mang gene tử vong phát sáng dưới đèn chuyên dụng.


Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy gene tử vong lưu truyền trong quần thể muỗi hoang dã 2 - 3 tháng, tương đương khoảng 3 thế hệ muỗi non, sau đó biến mất. Họ không phát hiện con muỗi mang gene tử vong nào ở xa hơn 400 m quanh địa điểm thả, thậm chí sau vài thế hệ. Oxitec sẽ theo dõi các khu vực trong 10 tuần sau khi tìm thấy con muỗi mang gene tử vong cuối cùng.


Nghiên cứu thí điểm không hướng tới xác định phương pháp trên ức chế quần thể muỗi hoang dã tốt tới mức nào. Oxitec lên kế hoạch thu thập dữ liệu đó trong một nghiên cứu mở rộng ở Florida Keys. Đầu tiên, công ty cần giấy phép từ nhà chức trách bang. Họ cũng dự định thả muỗi ở khu vực nghiên cứu thứ hai là Visalia, California.


An Khang (Theo Nature)









Thu nghiem tha muoi bien doi gene thanh cong


My - Cong ty sinh hoc Oxitec su dung muoi duc bien doi gene de khien muoi cai non chet truoc khi sinh san va thu duoc ket qua tot sau khi thi diem.

Thử nghiệm thả muỗi biến đổi gene thành công

Mỹ - Công ty sinh học Oxitec sử dụng muỗi đực biến đổi gene để khiến muỗi cái non chết trước khi sinh sản và thu được kết quả tốt sau khi thí điểm.
Thử nghiệm thả muỗi biến đổi gene thành công
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: