Hiện tượng lạ khi ong mật bay qua phía trên tấm gương

Pháp - Các chuyên gia cho ong mật bay qua đường hầm gắn gương trên trần và dưới sàn, sau đó quan sát cách chúng bay khi che hoặc để lộ gương.


Năm 1963, nhà côn trùng học người Áo Herbert Heran và nhà khoa học hành vi Đức Martin Lindauer, phát hiện một điều bất thường về cách ong mật bay. Khi một đàn ong được huấn luyện để bay qua hồ, chúng chỉ có thể bay sang bờ bên kia nếu có sóng và gợn nước trên bề mặt. Nếu hồ phẳng lặng như gương, chúng sẽ đột ngột giảm độ cao đến khi đâm thẳng xuống dưới.


Khi đó, các nhà khoa học cho rằng ong mật sử dụng các tín hiệu thị giác để điều hướng khi bay. Nghiên cứu mới trên tạp chí Biology Letters bổ sung thông tin thú vị về chiến thuật bay của sinh vật này, Science Alert hôm 17/4 đưa tin.


Tái tạo thí nghiệm năm 1963, nhóm nghiên cứu Pháp chỉ ra rằng ong mật quan sát mặt đất trôi nhanh bên dưới để điều chỉnh độ cao khi bay. Thí nghiệm diễn ra trong một đường hầm hình chữ nhật dài 220 cm đặt ngoài trời với gương gắn trên trần và dưới sàn.


Khi toàn bộ gương được che phủ, ong mật thường bay từ bên này sang bên kia đường hầm để lấy thức ăn với độ cao gần như không đổi. Khi để lộ gương trên trần khiến chiều cao của đường hầm trông như tăng gấp đôi, bầy ong vẫn dễ dàng bay qua.


Nhưng khi để lộ gương dưới sàn khiến mặt đất trông xa gấp đôi, những vụ va chạm bắt đầu xảy ra. Ban đầu ong mật bay bình thường, nhưng sau khi bay khoảng 40 cm, độ cao của chúng bắt đầu giảm dần đến khi nó đâm vào mặt gương. Khi cả trần và sàn đều là gương, ong mật giảm độ cao sau khi bay chỉ khoảng 8 cm và không lâu sau thì đâm xuống dưới.


Điều này rất giống tình trạng mất phương hướng trong không gian đôi khi xảy ra với các phi công. Khi không thể xác định tốc độ của máy bay so với mặt đất, phi công rất khó duy trì độ cao.


Ngay cả trong "vòng xoáy nghĩa địa" (tình trạng máy bay giảm độ cao, dần lao xuống đất theo đường xoắn ốc), các giác quan có thể đánh lừa con người là vẫn đang bay một cách thăng bằng. Vì vậy, các công cụ trên máy bay vô cùng quan trọng. Chúng giúp phi công vượt qua những ảo ảnh không gian và giữ cho máy bay ở trên cao kể cả khi không có các cấu trúc hay bóng trên mặt đất hoặc nước bên dưới.


Ong mật không có hệ thống như vậy để giúp chúng thoát thân. Kể cả khi tấm gương dưới sàn chỉ xuất hiện ở nửa sau đường hầm, chuyến bay ổn định của chúng ở nửa đầu tiên cũng bị gián đoạn bởi một cú lao dốc đột ngột.


Nghiên cứu mới cho thấy, có vẻ ong sử dụng các dấu hiệu thị giác dưới mặt đất để duy trì độ cao thay vì dấu hiệu thị giác trên bầu trời. Khi mặt đất không còn cung cấp đường cơ sở phù hợp, ong sẽ hạ độ cao để xem liệu chúng có thể khôi phục nó hay không. Chúng nghĩ mặt đất ở xa hơn thực tế, cuối cùng đâm sầm xuống.


Nếu bầy ong mật trong thí nghiệm được cung cấp trường thị giác rộng hơn, có thể chúng sẽ sử dụng các dấu hiệu khác xung quanh để giúp duy trì độ cao. Nhưng khi bay ngang qua một hồ nước lớn phẳng lặng hoặc đường hầm kín, có rất ít lựa chọn mà chúng có thể dùng để đo độ cao.


Thu Thảo (Theo Science Alert)









Hien tuong la khi ong mat bay qua phia tren tam guong


Phap - Cac chuyen gia cho ong mat bay qua duong ham gan guong tren tran va duoi san, sau do quan sat cach chung bay khi che hoac de lo guong.

Hiện tượng lạ khi ong mật bay qua phía trên tấm gương

Pháp - Các chuyên gia cho ong mật bay qua đường hầm gắn gương trên trần và dưới sàn, sau đó quan sát cách chúng bay khi che hoặc để lộ gương.
Hiện tượng lạ khi ong mật bay qua phía trên tấm gương
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: