Theo một báo cáo hôm 30/3 của Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, hai loài cá tiền sử mới được gọi là Qingshuiaspis junqingi và Anjiaspis ẻicius.
Các hóa thạch được tìm thấy tại hệ tầng Telychian Qingshui ở huyện Vũ Ninh, tỉnh Giang Tây. Với niên đại cách đây khoảng 438 triệu năm, chúng là những mẫu vật cổ xưa nhất từng được biết đến trong bộ Eugaleaspiform, bao gồm các loài cá không hàm bọc thép thuộc lớp Cá giáo mũ (Galeaspida) sống trong kỷ Silur và Devon.
Báo cáo cho biết hóa thạch cá Eugaleaspiform đến nay chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc và miền bắc Việt Nam. Chúng có hình dạng rất độc đáo, đặc trưng bởi khung xương lớn bảo vệ đầu giống như tấm khiên.
Hiện đã có hơn 76 loài thuộc ít nhất 53 chi được mô tả trong lớp Cá giáp mũ. Bộ Eugaleaspiform gồm các chi Sinogaleaspis, Meishanaspis và Anjianspis.
Công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Asian Earth Sciences bởi nhà cổ sinh vật học Shan Xianren, dưới sự hướng dẫn của hai trợ giảng Gai Zhikun và Zhao Wenjin.
Đoàn Dương (Theo Global Times)
- Phát hiện cá hóa thạch 244 triệu năm
- Phát hiện hàng trăm hóa thạch nửa tỷ năm tuổi