VinFuture nhận đề cử mùa giải 2022

Giải thưởng khoa học - công nghệ toàn cầu 2022 (VinFuture) hướng đến phát minh, sáng chế khoa học mang lại cho thế giới sự hồi sinh, phát triển bền vững hậu Covid-19.


Với kỳ vọng tạo động lực và truyền cảm hứng tới các nhà khoa học toàn cầu, quỹ VinFuture khởi động mùa thứ hai, nhằm vinh danh các phát minh, sáng kiến thúc đẩy tái thiết đời sống sau đại dịch và phát triển bền vững. Giải thưởng nhận đề cử từ 16/2 đến hết 17/5.


Nếu bảo vệ sức khỏe là thách thức của nhân loại năm 2021 thì tái thiết và hồi sinh là vấn đề cấp bách mà thế giới phải đối mặt năm 2022. Theo đó VinFuture mùa thứ II vinh danh các phát minh, sáng kiến thúc đẩy tái thiết đời sống sau đại dịch, mang lại tác động tích cực tới cuộc sống của hàng triệu người trong năm nay.


GS Sir Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture, cho biết, mùa giải đầu tiên đã ghi nhận những lợi ích và thành quả mang tầm vóc toàn cầu của khoa học đỉnh cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Nhưng nhân loại vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức như nâng cao chất lượng sống, chống biến đổi khí hậu, tăng hiệu suất lao động sau những đứt gãy. Ông kỳ vọng giải thưởng VinFuture năm nay vươn xa hơn trong nhiều lĩnh vực, tới nhiều vùng đất mới với sứ mệnh hồi sinh thế giới sau đại dịch.

Có 10 tiêu chí áp dụng trong giải thưởng, trong đó các đề cử phải được chứng minh bằng khoa học về việc đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc có khả năng mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm tới. Những đóng góp khoa học cần phải có tiềm năng mang lại lợi ích cho mọi người trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả những người đến từ nước đang phát triển và kém phát triển, cũng như các cộng đồng có thu nhập thấp và thiệt thòi. Đề cử phải phù hợp một hoặc nhiều mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) (xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ, nước sạch, năng lượng tái tạo, giảm bất bình đẳng, ứng phó với biến đổi khí hậu...).


Các đề cử năm nay mở rộng cho nhà nghiên cứu hoặc nhà sáng chế đã tham gia vào việc phát triển các giải pháp cơ bản, chứ không phải các doanh nhân hoặc công ty đã giúp thương mại hóa, phổ biến công nghệ.


GS Đặng Văn Chí, Giám đốc Khoa học của Viện nghiên cứu Ung thư Ludwig, Mỹ, thành viên Hội đồng Giải thưởng đánh giá, VinFuture tiếp tục hướng tới những phát minh, sáng chế giúp thay đổi cuộc sống con người với tiềm năng ứng dụng trên quy mô lớn hơn. "Chúng tôi mong đợi sẽ tiếp nhận những giải pháp khoa học kiệt xuất với lĩnh vực đa dạng hơn, từ nhiều quốc gia hơn, được tạo nên bởi các nhà khoa học không phân biệt tuổi tác, giới tính, không phân biệt nguồn gốc, màu da, sắc tộc", ông nói.


Trong mùa đầu tiên, đã có 599 đề cử được gửi đến từ 70 quốc gia. Trong số này có 4 công trình có tính ứng dụng cao, tạo ra thay đổi tích cực cho cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới được vinh danh.


Công trình nhận giải chính VinFuture Grand Prize trị giá lớn nhất (3 triệu USD) được trao cho 3 nhà khoa học gồm TS Katalin Kariko, nhà khoa học Hungary tại công ty BioNTech (Mỹ); GS Drew Weissman, nhà khoa học nghiên cứu vaccine tại Đại học Pennsylvania; GS Pieter Rutter Cullis, Giám đốc Viện Khoa học Sự sống tại Đại học British Columbia (Canada). Công trình liên quan tới công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa Covid-19 hiệu quả.


Giải "Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới" trị giá 500.000 USD được trao cho GS Omar Yaghi - nhà khoa học người Mỹ gốc Jordan. Ông là nhà khoa học tiên phong trong việc khám phá và phát triển vật liệu khung hữu cơ-kim loại (MOFs) có tiềm năng cải thiện cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người như làm sạch môi trường, lọc nước, lọc không khí; hỗ trợ chuyển đổi sang không carbon thuần, tinh chế, xúc tác và cảm biến.


Giải "Nhà khoa học nữ" đã được trao cho GS Zhenan Bao (Mỹ) với công trình nghiên cứu các vật liệu điện tử hữu cơ có đặc tính của da người. Nghiên cứu của bà được ứng dụng trong các thiết bị thuộc lĩnh vực y tế và năng lượng.


Giải "Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển" thuộc về vợ chồng nhà khoa học Nam Phi, GS Salim Abdool Karim và GS Quarraisha Abdool Karim, với công trình nghiên cứu giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm gánh nặng bệnh AIDS.


Như Quỳnh









VinFuture nhan de cu mua giai 2022


Giai thuong khoa hoc - cong nghe toan cau 2022 (VinFuture) huong den phat minh, sang che khoa hoc mang lai cho the gioi su hoi sinh, phat trien ben vung hau Covid-19.

VinFuture nhận đề cử mùa giải 2022

Giải thưởng khoa học - công nghệ toàn cầu 2022 (VinFuture) hướng đến phát minh, sáng chế khoa học mang lại cho thế giới sự hồi sinh, phát triển bền vững hậu Covid-19.
VinFuture nhận đề cử mùa giải 2022
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: